Những tồn tại và thách thức

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 98 - 102)

11.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Tổ chức bộ máy về quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng đã đƣợc kiện toàn ở 3 cấp, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lƣợng, chất lƣợng còn yếu nên chƣa đáp ứng đƣợc khối lƣợng công việc cần phải giải quyết. Ở một số Sở, Ngành chƣa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về môi trƣờng, nên vẫn còn một số nhiệm vụ BVMT chƣa thực hiện; còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống, phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải quyết các vấn đề môi trƣờng liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn chế. Cấp huyện còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng chƣa đúng quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ (mỗi huyện, thành phố biên chế, hợp đồng từ 01 - 02 cán bộ chuyên trách về môi trƣờng thuộc phòng Tài nguyên môi trƣờng). Cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc (địa chính, xây dựng...) không có nghiệp vụ về bảo vệ môi trƣờng, thời gian và công việc dành cho nhiệm vụ này quá ít nên hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ở cơ sở. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chƣa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trƣờng.

11.2.2. Về mặt thể chế chính sách

Ở địa phƣơng việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trƣờng chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ƣơng, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế. Cụ thể nhƣ: Chƣa xây dựng đƣợc văn bản hƣớng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trƣờng của ngân sách địa phƣơng cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng; Chƣa ban hành đƣợc quy định bảo vệ môi trƣờng của tỉnh; Chƣa ban hành các quy định bảo vệ môi trƣờng của các ngành; Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; Các văn bản liên quan đến công tác thủ tục hành chính về bảo vệ môi trƣờng. Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phƣơng chƣa tính đến bảo vệ môi trƣờng; Một số văn bản, cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành và tổ chức thực hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế. Chƣơng trình, kế hoạch BVMT dài hạn ở các cấp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

11.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm. Căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trƣờng từng cấp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa phƣơng, sở, ngành tổ chức thực hiện.

Qua thực tế việc phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của các huyện, thị không theo đúng quy định mỗi huyện phân bổ, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng theo ý chủ quan của lãnh đạo huyện. Đặc biệt một số huyện ký hợp đồng toàn bộ số kinh phí sự nghiệp môi trƣờng với Công ty TNHH một thành viên môi trƣờng Cao Bằng để thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt của thị trấn, thị tứ, một số huyện khác chi khoảng từ 70-90% cho việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, số còn lại chi cho việc khác không đáng kể.

Với nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết đƣợc khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trƣờng còn các hạng mục khác không có kinh phí để hoạt động chƣa kể đến việc đầu tƣ trang thiết bị phục vụ quan trắc và giám sát môi trƣờng và sửa chữa trang thiết bị đã bị hỏng hóc, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giám sát môi trƣờng.

Trong những năm qua bƣớc đầu các doanh nghiệp đầu tƣ dự án đã chú trọng đầu tƣ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trƣờng nhƣng trên thực tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu để giải quyết các vấn đề môi trƣờng của doanh nghiệp, còn mang hình thức chống đối…

Số dự án viện trợ của nƣớc ngoài hỗ trợ trong công tác bảo vệ môi trƣờng của tỉnh chƣa có. Huy động nguồn lực từ nhân dân đầu tƣ cho các công trình hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng còn thấp.

11.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải

Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện bảo vệ môi trƣờng sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, xác nhận cam kết, phê duyệt đề án bảo vệ môi trƣờng và trƣớc khi cơ sở đi vào hoạt động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, một số huyện chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trƣờng trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn huyện. Việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phƣơng còn xem nhẹ, chƣa quan tâm hoạt động phúc tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ. Một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trƣờng nhƣng chƣa đƣợc tập trung giải quyết triệt để.

Công tác quản lý, xử lý chất thải đã bắt đầu đƣợc quan tâm thực hiện. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chƣa có cơ sở nào đủ điều kiện, đăng ký hành nghề vận chuyển, tiêu hủy, xử lý chất thải nguy hại. Toàn tỉnh chƣa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại, hiện nay vẫn chủ yếu là để cố định trong địa giới khu vực của doanh nghiệp hoặc một số chất thải rắn công nghiệp có thể bán cho các dịch vụ thƣơng mại, làm phụ gia cho các ngành công nghiệp khác. Tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn chất thải rắn sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom xử lý triệt để, các huyện mặc dù đã đƣợc đầu các bãi chôn lấp rác thải, tuy nhiên việc xử lý chôn lấp vẫn chƣa triệt để và chƣa theo đúng quy trình chôn lấp do thiếu kinh phí thực hiện.

b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ có Trạm quan trắc môi trƣờng thuộc Chi cục Bảo vệ môi trƣờng có chức năng quan trắc môi trƣờng. Phƣơng tiện thiết bị phục vụ công tác quan trắc, phân tích còn thiếu, một số thiết bị đầu tƣ trƣớc năm 2000 đến nay đã hƣ hỏng, các chỉ tiêu đo đạc phân tích không phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, hiện nay Trạm chỉ thực hiện đƣợc một số chỉ tiêu đơn giản còn lại chủ yếu là lấy mẫu gửi đi thuê các cơ sở có đủ năng lực đo đạc phân tích ngoài tỉnh.

Công tác quan trắc môi trƣờng thực hiện theo mạng lƣới điểm quan trắc môi trƣờng mới chỉ đạt tần suất 2 lần/năm mà theo quy định hiện nay tần suất quan trắc đạt 4 lần/năm do thiếu kinh phí, một số điểm nóng về môi trƣờng cần phải tiến hành phân tích thƣờng xuyên thì không có kinh phí thực hiện.

c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg có triển khai thực hiện các giải pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, các giải pháp có tác dụng hạn chế, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhƣng chƣa thực sự xử lý các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng một cách triệt để, tiến độ xử lý chậm không đáp ứng thời hạn quy định.

Những nguyên tồn tại này bởi các lý do sau:

Đối với các cơ sở công ích (Bệnh viện, Bãi rác) không có vốn tự có thực hiện, nguồn kinh phí ngân sách cấp thiếu, chậm. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu ban hành cụ thể về cơ chế miễm giảm thuế để khuyến kích các cơ sở này tập trung thực hiện xử lý nguồn ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu cơ chế cụ thể để các cơ sở vay vốn chủ động thực hiện. Tỉnh chƣa ban hành ƣu đãi sử dụng đất phục vụ trong việc xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg. Theo yêu cầu của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg các cơ sở nằm trong danh sách phụ 1 và phụ lục 2 của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg chỉ nêu thời

gian xử lý (Phụ lục 1: 2003-2005; Phụ lục 2: 2003-2006) chứ không phải thời gian bắt buộc phải hoàn thành và cũng không có chế tài nào sau thời gian trên cơ sở nào không hoàn thành đƣợc coi là vi phạm nên các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng chƣa chú trọng, tập trung xử lý một cách nghiêm túc.

11.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng a. Về nguồn lực

Đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân (xã hội hoá) cho bảo vệ môi trƣờng rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trƣờng còn thiếu và yếu kém; những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra nhƣng chƣa đƣợc phát hiện xử lý nghiêm khắc. Kết quả thu phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp so với thực tế còn thấp; do nhận thức và ý thức tuân thủ của chủ cơ sở không chấp hành kê khai.

b. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua từ khi Luật Bảo vệ Môi trƣờng có hiệu lực thi hành (1/7/2006) mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên còn mang tính hình thức, chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng thể của xã hội do: Vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền một số địa phƣơng và sở, ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chƣa xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng; Việc triển khai thực hiện chậm trễ vƣớng mắc, nhất là trong tình hình hiện nay bảo vệ môi trƣờng đang là vấn đề rất “nhạy cảm” phải tập trung giải quyết gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đơn vị; Công tác tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, kịp thời động viên, khen thƣởng các tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng là một trong những tiêu chí xét thi đua khen thƣởng nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.

Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chƣa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội hoá về bảo vệ môi trƣờng do địa phƣơng, cơ quan phát động, một số trƣờng hợp vi phạm bị xử lý hành chính....Công tác truyền thông về bảo vệ môi trƣờng chƣa thƣờng xuyên (ở cấp huyện, xã) nhất là đƣa tin viết bài về gƣơng tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng còn ít.

CHƢƠNG XII: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)