Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 43 - 46)

3.3.1. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt

a) Dự báo khối lượng chất thải rắn gia tăng ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, rác thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu gom lẫn lộn sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại... Khi thải ra môi trƣờng các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dƣỡng tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, gây hại cho thuỷ sinh vật trong nƣớc, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh. Chất thải rắn bệnh viện cũng là mối đe doạ nghiêm trọng đến môi trƣờng nƣớc trong tƣơng lai nếu không đƣợc xử lý triệt để, hiện nay hầu hết tất cả các bệnh viện đa khoa đã đƣợc đầu tƣ xây dựng lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên rác thải y tế tại các trung tâm y tế xã, phƣờng, tƣ nhân chƣa đƣợc thu gom và xử lý đúng theo quy định.

Trong giai đoạn 2010 - 2015 lƣợng chất thải rắn tiếp tục tăng cao, nếu không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đáng kể, đặc biệt là nguồn cung cấp nƣớc sử dụng cho sinh hoạt tại sông Bằng Giang, sông Hiến đe doạ đến sức khoẻ và đời sông của nhân dân địa phƣơng.

b) Dự báo ô nhiễm môi trường nước do phát triển công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 thì đến năm 2020 tổng diện tích đất dành cho xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và trung tâm công nghiệp - làng nghề khoảng 340 ha. Nhu cầu sử dụng nƣớc theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng nhƣ sau:

- Đối với công nghiệp sản xuất rƣợu, bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3

/ha/ngày (theo tiêu chuẩn TCXDVN-33/2006 của Bộ Xây dựng).

- Đối với các ngành sản xuất công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày (theo tiêu chuẩn TCXDVN-33/2006 của Bộ Xây dựng).

Thành phần của nƣớc thải công nghiệp chủ yếu là kim loại nặng và hợp chất hữu cơ (Pb2+

, Hg2+, Cu2+, BOD, COD, TSS, NOx, NHx...). Tuy nhiên, tuỳ theo từng loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất mà nƣớc thải có thành phần và nồng độ ô nhiễm khác nhau. Theo ƣớc tính lƣu lƣợng nƣớc thải công nghiệp năm 2010 khoảng 6.102 m3

/ngày và 12.222 m3/ngày vào năm 2020; nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của các khu, cụm công nghiệp Việt Nam (nguồn ENTEC-2001), tải lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 đƣợc dự báo nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tải lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp đến năm 2020 STT Thông số Nồng độ trung bình (mg/l) Đơn vị Giá trị 1 Lƣợng nƣớc thải - 106 m3 1,7 2 TSS 253 kg/năm 429 3 BOD 170 kg/năm 288 4 COD 271 kg/năm 459

(Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020) c) Dự báo ô nhiễm môi trường nước do phát triển nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp nƣớc thải ngành chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm khá lớn. Từ số lƣợng vật nuôi có thể dự báo đƣợc lƣợng nƣớc thải từ chăn nuôi nhƣ sau:

Bảng 3.3. Lƣợng nƣớc thải chăn nuôi đến năm 2020

STT Năm nƣớc thải 103 m3/năm Độ ô nhiễm (tấn/năm) TDS BOD5 K P2O5 K2O 1 2010 4.61 251566 104274 29137 18125 18584 2 2020 6.18 337592 139932 39101 24323 24938

(Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020)

Hiện nay hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ lẻ, tuy nhiên theo quy hoạch phát triển nông nghiệp thì chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển chăn nuôi ở quy ô công nghiệp kéo theo nƣớc thải từ ngành chăn nuôi sẽ tăng cao. Chất thải chăn nuôi trong khoảng 10 năm tới với việc phát triển chăn nuôi ở quy mô công nghiệp thì việc đầu tƣ tài chính cho việc xử lý nƣớc thải chăn nuôi cung tăng theo, nƣớc thải ngành chăn nuôi nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng nông thôn.

Trong tƣơng lai dự báo lƣợng phân bón hóa học và hoá chất BVTV cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc mặt cũng nhƣ nguồn nƣớc ngầm ở tầng nông. Còn môi trƣờng nƣớc tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay và tƣơng lai ít gây ô nhiễm môi trƣờng bởi vì các làng nghề chủ yếu sản xuất dao, kéo, mây tre đan và hàng mỹ nghệ lƣợng nƣớc thải phát sinh không đáng kể; đây không phải là vấn đề môi trƣờng bức xúc trong tƣơng lai.

d) Dự báo ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh hoạt và y tế */ Nước thải y tế

Theo kế hoạch phát triển ngành y tế Cao Bằng đến năm 2010 sẽ đạt 25 gƣờng bệnh/1 vạn dân và 30 gƣờng bệnh/1 vạn dân vào năm 2020. Theo tiêu chuẩn một ngày lƣợng nƣớc thải là 350 lít/ngày, khi đó lƣợng nƣớc thải tƣơng đƣơng là 473 m3/ngày vào năm 2010 và 626 m3

/ngày năm 2020. Nguồn nƣớc thải y tế phát sinh với khối lƣợng không lớn và không tập chung nhƣng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng lƣợng nƣớc thải y tế hầu nhƣ không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng. Trong tƣơng lai, lƣợng nƣớc thải y tế tiếp tục gia tăng nhƣng theo trƣơng trình nâng cấp các cơ sở y tế của tỉnh Cao Bằng, thi các cơ sở y tế đều đƣợc xây dựng và lắp đặt hệ

thống xử lý nƣớc thải xong trƣớc năm 2011. Do đó nƣớc thải y tế sẽ ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong tƣơng lai.

*/ Nước thải sinh hoạt

Theo tiêu chuẩn cấp nƣớc, nƣớc dùng cho dân cƣ đô thị là 200 l/ngƣời ngày, cho dân cƣ nông thôn là 100 l/ngƣời ngày, tính trung bình khoảng 150 l/ngƣời ngày; lƣợng nƣớc thải lấy bằng khoảng 80% lƣợng nƣớc cấp vào. Tổng lƣợng nƣớc thải trên địa bàn toàn tỉnh năm 2010 là 64.800 m3

/ngày và 71.250 m3/ngày vào năm 2020.

Tải lƣợng trung bình và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thể hiện tại bảng... Kết quả tính toán cho thấy rằng nếu không có hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt thì nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải 2010 và 2020 cao hơn QCVN khoảng 10 lần (QCVN14:2008/BTNMT cột B).

Bảng 3.4. Dự báo tải lƣợng và nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt Thông số Khối lƣợng chất ô nhiễm (g/ngƣời/ngày) Tải lƣợng ô nhiễm (tấn/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008 Cột B (mg/l) 2005 2010 2020 2005 2010 2020 TSS 107,5 55,1 58,1 64,1 1075 896 747 100 BOD 49,5 25,4 26,7 29,5 495 413 345 50 COD 87,0 44,6 47,0 51,9 870 725 604 - NH4 + 3,6 1,8 1,9 2,1 36 30 25 10 TổngN 9,0 4,6 4,9 5,4 90 75 63 - TổngP 2,4 1,2 1,3 1,3 24 20 17 10

(Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020) 3.3.2. Dự báo mức độ ô nhiễm nước dưới đất

Theo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế nhƣ hiện nay và sự gia tăng dân số việc khai thác sử dụng nguồn nƣớc dƣới đất phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt sẽ ngày càng tăng cao, sự phát triển của nền kinh tế và gia tăng dân số phát sinh nhiều nƣớc thải sản xuất, nƣớc thải sinh hoạt... sẽ là nguyên nhân gây suy giảm nguồn nƣớc ngầm và ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc cũng nhƣ số lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh. Theo xu hƣớng này nguồn nƣớc dƣới đất ngày càng bị suy giảm và khan hiếm trong tƣơng lai.

*/ Tóm lại: Chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh có nhiều nguy cơ bị ô

nhiễm và các chỉ tiêu ô nhiễm nhƣ Độ đục, COD, BOD, colifrom, Hg, Cu, Fe, hoá chất bảo vệ thực vật... có thể sẽ vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT cột B về nƣớc mặt. Dự báo các khu vực sau đây có nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt:

- Sông Bằng: Ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế.

- Sông Hiến: Ô nhiễm do phát triển công nghiêp khai khoáng: khai thác cát cuội sỏi lòng sông, khai thác vàng và các điểm khai thác khoáng sản khác.

- Sông Gâm: Ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt, y tế và nƣớc thải hoạt động khai thác khoáng sản.

- Sông Thể Dục: Ô nhiễm do phát triển công nghiêp khai khoáng: khai thác cát cuội sỏi lòng sông, khai thác vàng và các điểm khai thác khoáng sản khác.

CHƢƠNG IV: THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)