5.1.1. Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất a) Thoái hoá đất do các yếu tố tự nhiên
Do địa hình Cao Bằng đa phần là đồi, núi nên có độ dốc lớn, phần lớn ngƣời dân canh tác trên đất dốc. Khi thay đổi về khí hậu, sinh thái, đặc biệt là thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tƣợng xói mòn, trƣợt lở, rửa trôi làm suy thoái hóa học, mất chất dinh dƣỡng và chất hữu cơ. Những năm gần đây Cao Bằng luôn phải hứng chịu những trận lũ quét và ngập lụt. Trong tháng 7 năm 2009 lũ quét xảy ra tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc gây cuốn trôi nhà cửa, hoa màu, rửa trôi lớp đất mặt canh tác.
Các quá trình trƣợt lở, sói lở, xói mòn xảy ra mạnh mẽ, lớp thổ nhƣỡng chịu ảnh hƣởng và bị thay đổi do các quá trình này. Đất ở các khu vực bị xói mòn, rửa trôi, độ phì nhiêu giảm, hàm lƣợng mùn giảm...
b) Các hoạt động phát triển KT - XH
Từ năm 2006 trở lại đây tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng, tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu là phát triển rừng sản xuất chƣa có nhiều giá trị về đa sinh học, trong khi đó diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gia tăng chậm, nhiều năm có sự suy giảm. Trên địa bàn tỉnh thời gian qua nạn chặt phá rừng vẫn diễn ra phổ biến đặc biệt tại các huyện vùng sâu vùng xa, mất rừng dẫn đến trong mùa mƣa đất đai bị xói mòn cộng với phƣơng pháp canh tác trên đất dốc chƣa bền vững dẫn đến giảm dần năng suất canh tác.
Thời gian trở lại đây việc bón phân chƣa khoa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông lâm nghiệp, các hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đƣờng giao thông... cũng đã và đang góp phần làm suy thoái và suy giảm
tài nguyên đất Cao Bằng. Hình 5.1. Diện tích ba loại rừng Cao Bằng qua các
năm (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng)
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 2009 ha Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
5.1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất
a) Sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp
Lƣợng phân bón hóa học sử dụng tại tỉnh còn ở mức thấp, ngƣời dân vẫn chú trọng sử dụng rộng dãi các loại phân bón hữu cơ nhƣ phân chuồng, phân xanh... do giá thành phân bón hóa học tăng cao và các nguồn phân bón hữu cơ sẵn có từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phƣơng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học cũng đã và đang gây ảnh hƣởng đến đất nông nghiệp do một số nguyên nhân sau:
- Ngƣời dân sử dụng phân bón chƣa đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp;
- Không cân đối giữa các loại phân (đạm, lân, kali, phân chuồng);
- Chất lƣợng phân bón không đảm bảo, hiện nay việc đánh giá chất lƣợng phân bón chƣa đƣợc thƣờng xuyên và liên tục, vẫn còn tồn tại trên thị trƣờng những loại phân không đảm bảo chất lƣợng, Cao Bằng có vị trí giáp ranh với Trung Quốc nhiều loại phân bón đƣợc nhập và lƣu hành trên thị trƣờng chƣa qua kiểm định chất lƣợng đƣợc nhiều ngƣời dân sử dụng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất.
b) Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt cỏ. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông, lâm nghiệp có tác dụng diệt sâu bệnh phá hoại mùa màng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế và mức độ thâm nhập kỹ thuật về thuốc BVTV chƣa rộng
Hình 5.2. Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh qua các năm (nguồn:
Chi cục Bảo vệ thực vật Cao Bằng)
khắp nên một số bộ phận nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cấm và các loại thuốc nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông sản, đặc biệt là các loại thuốc sử dụng trong trồng rau. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật còn có thể làm biến đổi xấu đến chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc, gây ô nhiễm nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ.
25 26 27 28 2 4 ,8 23 24 25 26 27 28 29 2006 2007 2008 2009 2010 tấn
Khối lƣợng thuốc BVTV do nhân dân sử dụng tự phát có nguồn gốc từ Trung Quốc chƣa có số liệu thống kê cụ thể. Việc tăng cƣờng hoạt động giám sát dƣ lƣợng thuốc BVTV trong đất ở những khu vực thâm canh lớn và trong thực phẩm là những nội dung cần phải đƣợc quan tâm trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng đất ở Cao Bằng.