2.6.1. Hiện trạng ngành giao thông tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua ngành giao thông vận tải đã từng bƣớc tập trung đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới phƣơng tiện giao thông và tổ chức khai thác vận tải hợp lý nên đã đáp ứng ngày càng tất hơn yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong nƣớc và bảo đảm vai trò cầu nối trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giao thông vận tải cũng kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trƣờng nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và khai thác vận tải. Vì vậy, việc phát triển giao thông vận tải phải luôn đƣợc gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững.
Theo thống kê năm 2006, tổng số đƣờng toàn tỉnh là 2633,5 km, chiếm tỷ lệ 1,21% so với tổng số đƣờng toàn quốc trong đó có 4 quốc lộ, 17 tỉnh lộ, 137 huyện lộ cùng với 1.250 đƣờng xã.
Bảng 2.7. So sánh chiều dài các loại đƣờng của Cao Bằng với toàn quốc
Loại đƣờng Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)
Cao Bằng Toàn quốc
Đƣờng quốc gia 353 16760 2,08 Đƣờng tỉnh 550 22969 2,39 Đƣờng huyện 929,8 46848 1,98 Đƣờng đô thị 81,32 7313 1,11 Đƣờng xã 724,4 131303 0,55 Tổng cộng 2633,5 217880 1,21
a) Vận tải đƣờng bộ:Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ hầu nhƣ nắm hoàn toàn khối lƣợng vận chuyển trên các tuyến liên tỉnh, nội tỉnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn đến năm 2020, hệ thống mạng lƣới đƣờng cần đƣợc quy hoạch cho phù hợp với điều kiện quản lý mạng đƣờng, ngân sách dành cho giao thông của tỉnh và khả năng đáp ứng của tuyến đƣờng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
b) Đƣờng thủy: Do đặc điểm địa hình sông suối nhiều thác ghềnh, vận tải
thủy không phát triển, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của một thiểu số nhân dân. Nếu đầu tƣ để khai thác vận chuyển hàng hoá thì tính khả thi là chƣa cao do vốn đầu tƣ lớn và phải xử lý kỹ thuật mới khai thác đƣợc. Vì vậy, chƣa đề xuất để lập dự án đầu tƣ.
c) Đƣờng sắt: Sau năm 2010 sẽ nghiên cứu hình thành thêm tuyến đƣờng sắt Hà Quảng - Thị xã Cao Bằng - Tà Lùng đảm nhận khối lƣợng vận chuyển mặt hàng xuất khẩu nhƣ: Chế biến khoáng sản, nông lâm sản, nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị...
d) Đƣờng hàng không: Cần phải có qui hoạch cụ thể về địa điểm và nguồn vốn đầu tƣ cụ thể mới có khả năng thực hiện đầu tƣ. Hiện nay chƣa có nguồn vốn chính thức nên chƣa đề xuất lập dự án đầu tƣ.
2.6.2. Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải cần đƣợc phát triển tốt làm tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, cải thiện điều kiện giao thông phục vụ tốt công tác giao thông vận tải trong tỉnh và giao thông, trao đổi hành khách, hàng hóa với các tỉnh lân cận và với Trung Quốc góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn đến 2020.
Định hƣớng phát triển ngành GTVT trong tỉnh giai đoạn đến năm 2020 là: Toàn bộ mạng lƣới đƣờng trên địa bàn tỉnh cần đƣợc ƣu tiên xây dựng để tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đi trƣớc nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tƣ đến Cao Bằng, phục vụ các mục tiêu đột phá về phát triển kinh tế (khai khoáng, cửa khẩu, du lịch), tạo nền móng đầu tiên để phát triển hạ tầng dân cƣ, đặc biệt cho mục tiêu di dân, định cƣ dân ra vùng biên giới và cuối cùng là hoàn tất việc hoạch định bảo vệ biên giới, đáp ứng yêu cầu quốc phòng.
- Mạng lƣới đƣờng quốc lộ:
+ Nâng cấp toàn bộ tuyến đƣờng QL3, tuyến nan quạt đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III MN, thích ứng với mật độ xe không nhỏ hơn 3.000 xe/ngày, có chiều dài 106 km.
+ Tuyến đƣờng QL4A, QL 4C và 1 phần QL34 đoạn trên địa phận tỉnh Cao Bằng từ Bảo Lạc đến Lý Bôn nằm trong tuyến vành đai 1 xuất phát từ Tiên Yên- Móng Cái đến Lai Châu (bao gồm các quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4E và 34). Tất cả các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc (vành đai 1, 2, 3) trong đó có QL4A, QL 4C và 1 phần QL34 trong giai đoạn đến năm 2020 đều đƣợc xác định nối thông và nâng cấp
+ Nối thông và nâng cấp toàn tuyến đƣờng Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến đất mũi Cà Mau
- Mạng lƣới đƣờng tỉnh lộ: đƣợc nâng cấp, cải tạo duy trì đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV MN, sau năm 2010, những tuyến đƣờng có mật độ xe phát triển nhanh cần đƣợc xem xét để điều chỉnh nâng cấp hợp lý.
- Mạng lƣới đƣờng giao thông nông thôn: Đảm bảo 100% đƣờng đến trung tâm thị xã và một số tuyến đƣờng ra cửa khẩu đạt tiêu chuẩn đƣờng GTNT, thông xe 4 mùa. Xây dựng đồng bộ các công trình thoát nƣớc trên hệ thống đƣờng GTNT. Từng bƣớc xây dựng đƣờng xã vào tiêu chuẩn GTNT theo cơ chế nhà nƣớc hỗ trợ, nhân dân thực hiện.
Giai đoạn sau năm 2010, giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu vẫn là hệ thống giao thông đƣờng bộ, việc cải tạo nâng cấp các tuyến đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh có tầm quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Giai đoạn sau năm 2015 đến 2020, hệ thống giao thông của tỉnh có khả năng đƣợc tăng cƣờng thêm tuyến giao thông đƣờng không và giao thông đƣờng sắt.
2.6.3. Khái quát tác động của phát triển giao thông tới môi trường
Phát triển GTVT là động lực, cơ hội cho hội nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trƣờng do phát triển giao thông vận tải là tác động không mong muốn.
Việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng đƣờng, hạ tầng giao thông đã buộc phải giải phóng mặt bằng làm cho tài nguyên đất, rừng ngày càng bị thu hẹp, phá vỡ cảnh quan môi trƣờng và làm suy giảm mức độ đa dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trƣờng không khí trong khu vực. Sự gia tăng về số lƣợng ôtô, xe máy ở khu vực đô thị làm gia tăng áp lực và làm cho môi trƣờng không khí ô nhiễm.
2.7. Phát triển nông nghiệp
2.7.1. Khái quát về diễn biến hoạt động của ngành nông nghiệp
Diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 672.462,18 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 93.87%, đất phi nông nghiệp chiếm 3,89%, đất chƣa sử dụng chiếm 2,24%. Trên địa bàn tỉnh, dân cƣ sống bằng nghề nông lâm nghiệp chiếm 86,6%, chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số.
Sau 5 năm thực hiện chủ trƣơng chính sách của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp đạt 2,8%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2010 đạt trên 230 ngàn tấn, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,21%. Một số vùng sản xuất cây trồng đƣợc mở rộng và phát triển nhƣ vùng mía nguyên liệu 2.502 ha phục vụ sản xuất của nhà máy đƣờng Phục Hòa, vùng mía xuất khẩu 420 ha tại Hạ Lang, vùng thuốc lá Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Trùng Khánh, Trà Lĩnh tăng từ 1.811,5 ha năm 2006 lên 3.255 ha năm 2010; vùng trúc 2.036 ha tại Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông.
Công tác theo dõi diễn biến rừng đƣợc thực hiện hàng năm. Diễn biến độ che phủ rừng giai đoạn 2006 - 2010 đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 2.8. Diễn biến độ che phủ rừng giai đoạn 2006 - 2010
STT Năm Diện tích rừng (ha) Độ che phủ (%) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 1 2006 13.857 268.526 41.736 48,2 2 2007 13.857 268.526 47.039 49,0 3 2008 13.752 182.713,9 136.200 49,5 4 2009 15.794,2 207.636 111.446,40 49,8 5 2010 16.964 213.778 233.409 52
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cao Bằng
Nhờ có chính sách phù hợp trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới cho nên độ che phủ rừng đƣợc nâng lên từ 48,2% năm 2006 lên 52% năm 2010. Trong đó, chƣơng trình dự án 661 (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) đƣợc thực hiện trên quy mô toàn tỉnh. Dự án đƣợc thực hiện từ năm 1999 đến nay đã trồng mới đƣợc 8.848 ha rừng phòng hộ, 404 ha rừng đặc dụng, 4.002 ha rừng sản xuất góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng, cung cấp đầy đủ lâm sản cho công nghiệp hoá, đồng thời đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Về chăn nuôi, tính đến tháng 4/2010 tổng đàn trâu: 108.014 con, đàn lợn 326.377 con và 1,971 triệu con gia cầm. Thực hiện Chƣơng trình phát triển đàn bò giai đoạn 2006 - 2010, tổng đàn bò đạt 176.102 con, tốc độ tăng trƣởng đạt 5,95%/năm.
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch GTSX NLTS tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010 Chỉ tiêu ĐV tính 2006 2007 2008 2009 2010* KH Tổng GTSX (giá 1994) Tr.đ 953091 1004468 1071197 1131381 1200258 TH Tổng GTSX (giá 1994) Tr.đ 812122 846433 875121 922747 986154 Tỷ lệ TH/KH % 85,2 84,3 81,7 81,6 82,2 Trong đó: - Nông nghiệp % 87,3 87,7 86,3 86,6 87,2 - Thủy sản % 29,0 30,3 28,2 27,0 28,4 - Lâm nghiệp % 77,5 71,5 65,9 65,7 67,0
Nguồn:Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng
2.7.2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp
Đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có quan hệ sản xuất phù hợp để nâng cao năng
suất và chất lƣợng sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời dân, thực hiện chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi, dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, KT - XH của từng địa phƣơng. Phát triển mạnh cây trồng có khả năng trở thành hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến và thị trƣờng để nâng cao giá trị của sản phẩm. Tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo tập huấn cho nông dân để họ có đủ kiến thức ứng dụng những tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra khu vực sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả có sức cạnh tranh cao. Tăng cƣờng đầu tƣ có trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp cho nông dân.
Bảng 2.10. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT Nông nghiệp
2005 2010 2020
Tốc độ Phát triển % 5,00 5,50 4,8
GDP/ngƣời (USD) 140 280 560
Tỷ lệ tăng dân số BQ năm % 1,2 1,06 1,02
Tỷ lệ hộ nghèo % 53,2 38 5
Cơ cấu kinh tế % 38,9 26 15
Giá trị sản xuất NN/ha Triệu đồng 15 20 40 Giá trị hàng hóa xuất khẩu USD/năm) (Tr 0,35 1,49 1,75
Độ che phủ rừng % 48 52 60
Nguồn: Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2006- 2020.
Giai đoạn từ 2011 - 2020 chủ yếu đi vào khai thác, tu bổ và chế biến làm tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Phát triển nông nghiệp toàn diện để bảo đảm an ninh lƣơng thực, chú trọng vùng nghèo, biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ít ngƣời (Sán Chỉ, Lô Lô, Mông, Dao,...) sinh sống và đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một cao cho nhân dân, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đa dạng sinh học.
2.7.3. Khái quát tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường
Để tăng năng suất và sản lƣợng, ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhƣ: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... lƣợng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tăng từ 24.800kg (năm 2006) lên 25.947 kg (năm 2009). Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và không tuân thủ đúng theo quy định sẽ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng do tồn dƣ của thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, phƣơng pháp canh tác nông
nghiệp chƣa khoa học sẽ dẫn đến suy thoái chất lƣợng đất. Chất thải từ ngành chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm khu vực chăn thả gia súc, ô nhiễm nguồn nƣớc cấp sinh hoạt, mất vệ sinh xung quanh nhà ở…