Phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 31 - 33)

2.8.1. Hiện trạng và phát triển sản xuất của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi và ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhƣ thác Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao, hồ Thang Hen và vùng núi Phja oắc - Phja đén hùng vĩ với độ cao 1.931m so với mặt nƣớc biển, cùng với các di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ: Pác Bó, khu rừng Trần Hƣng Đạo,.. và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên, Du lịch Cao Bằng đã và đang có vị trí, vai trò quan trọng là vành đai du lịch của các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội,… và trung điểm nối tour du khách Trung Quốc về Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ngƣợc lại.

Trong những năm qua, hoà chung với sự phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố, Cao Bằng xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng có tác động tích cực tới việc thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, mở rộng giao lƣu văn hoá giữa các vùng trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng tình hữu nghị và hiểu biết giữa các dân tộc.

Vì vậy, ngành du lịch đã đƣợc lãnh đạo Tỉnh quan tâm để phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của địa phƣơng, Tỉnh đã ban hành Nghị quyết về định hƣớng phát triển du lịch giai đoạn 2000 - 2010; Ban hành chƣơng trình phát triển các khu du lịch trọng điểm; ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch. Với chính sách mở cửa, khuyến khích nên có nhiều đơn vị đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhƣ: Khu du lịch động Ngƣờm Ngao, hồ Thang Hen; các khách sạn, nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn để đón khách du lịch.

Ngành Du lịch Cao Bằng đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành khảo sát, lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 1997 - 2010; lập quy hoạch chi tiết và đầu tƣ xây dựng và hình thành khu, điểm du lịch nhƣ: khu du lịch Pác Bó; cải tạo nâng cấp đƣờng tỉnh lộ 206; khu du lịch động Ngƣờm ngao; khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen,... Đi đôi với xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.

Bảng 2.11. Chỉ số tăng trƣởng ngành du lịch tỉnh Cao Bằng qua các năm

Các chỉ tiêu Đơn vị

Năm

2006 2007 2008 2009

1.1 Khách quốc tế Lƣợt 8.765 9.800 9.740 12.537 1.2 Khách nội địa Lƣợt 159.013 190.200 241.724 273.985

2. Doanh thu Triệu đồng 20.647 25.000 31.518 44.500

3. Số cơ sở lƣu trú Đơn vị 34 35 45 55

4. Số buồng Buồng 495 540 650 738

5. Số giƣờng Giƣờng 1010 1.071 1.228 1.340

6.Tổng số ngày khách Ngày 302.000 362.400 416.760 479.274

6.1 Khách quốc tế Ngày 19.283 25.067 28.827 33.151 6.2 Khách nội địa Ngày 282.717 337.333 387.933 446.123

7. Số CBCNV du lịch Ngƣời 321 508 538 570

Du lịch Cao Bằng có những bƣớc tiến đáng khích lệ, lƣợng khách và doanh thu du lịch đều tăng qua các năm từ 15 - 17%/năm, đang từng bƣớc đƣợc xây dựng thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỉ trọng GDP của ngành dịch vụ khoảng 10%, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục các Lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc và cộng đồng dân cƣ trong giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch.

Phát triển ngành dịch vụ với tốc độ tăng trƣởng nhanh, có hiệu quả và bền vững; dự kiến tốc độ tăng trƣởng đạt 12%/năm trong giai đoạn 2006 - 2020; tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 49,3% trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD(2010) và 100 triệu USD (2020); hàng năm đến 1.140 ngàn lƣợt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động này là 370 tỷ đồng/năm.

Tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng thƣơng mại trên địa bàn thị xã, thành phố trong tƣơng lai, các khu kinh tế cửa khẩu; trong đó, ƣu tiên cửa khẩu Tà Lùng và các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ tổng hợp, thu hút đầu tƣ, thúc đẩy lƣu thông hàng hoá giữa Cao Bằng với cả nƣớc và thị trƣờng Trung Quốc.

2.8.2. Khái quát tác động của phát triển du lịch đối với môi trường

Việc xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lƣu trú sẽ kéo theo những ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ: ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc, gây tiếng ồn, phá vỡ

cảnh quan, tạo rác thải, nƣớc thải. Đặc biệt sự phát thải CO2 của khách du lịch cao gấp 5 lần sự phát thải CO2 hàng năm của cƣ dân trong nƣớc. Bên cạnh đó, lƣợng nƣớc khách du lịch tiêu thụ tại điểm đến cao gấp 3 - 4 lần cƣ dân địa phƣơng.

Lƣợng khách du lịch hàng năm tăng tỷ lệ thuận với một số tác động của kinh doanh lƣu trú du lịch tới môi trƣờng nhƣ: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh tiếng ồn, phát thải nhiệt.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 31 - 33)