Dự báo mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 67 - 69)

a. Dự báo diễn biến tài nguyên khu hệ động thực vật trên cạn

Khu hệ động vật có xƣơng sống (thú, chim, bò sát và ếch nhái) ở tỉnh Cao Bằng đang bị tác động mạnh, số lƣợng các loài suy giảm do các hoạt động khai thác và sử dụng quá mức của con ngƣời. Đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, có thể sử dụng làm thực phẩm, dƣợc liệu hoặc buôn bán. Hiện nay một số loài động vật có vú không còn xuất hiện ở những khu rừng trƣớc đây mà chúng thƣờng xuất hiện nhƣ : báo lửa, gấu ngựa...

Từ năm 2006 đến nay công tác bảo tồn chƣa đƣợc chú trọng. Theo quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kết quả phân chia 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng, gồm có 08 khu rừng đặc dụng. Trong đó có 4 khu bảo tồn thiên nhiên đó là: KBTTN Phja Oắc huyện Nguyên Bình; KBTTN hồ Thăng Hen, Trà Lĩnh; Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh vƣợn Cao Vít huyện Trùng Khánh; KBTTN thác Bản Giốc, Trùng Khánh. Tính đến thời điểm năm 2010, trên địa bàn tỉnh chỉ có một khu Bảo tồn loài và sinh cảnh vƣợn Cao Vít huyện Trùng Khánh đƣợc thành lập với mục đích chính là bảo tồn loài vƣợn Cao Vít và các loài quý hiếm khác trong khu vực nhƣ: gấu ngựa, hƣơu xạ, sơn dƣơng... Khu bảo tồn đƣợc thành lập vào năm 2007 đến năm 2009 số lƣợng vƣợn Cao Vít tăng từ 40 cá thể lên 96 cá thể. Nhƣ vậy từ khi thành lập khu bảo tồn môi trƣờng sống tốt lên do đó số lƣợng cá thể cũng tăng theo. Nếu tất cả 4 khu bảo tồn đƣợc thành lập thì những loài động thực vật quý hiếm có thể sẽ xuất hiện trở lại một khi môi trƣờng sống của chúng tốt lên, từ đó đƣa ra dự báo tình hình suy giảm đa dạng sinh học đƣợc ngăn chặn.

0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Trồng rừng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Lâm nghiệp khác Tổng số

b. Dự báo diễn biến khu hệ cá và thuỷ sinh vật ở tỉnh Cao Bằng

Do chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngày càng bị suy giảm và các tác nhân khai thác đánh bắt không đúng quy định nên nguồn lợi thuỷ sinh vật tự nhiên bị giảm sút cả về thành phần loài và số lƣợng. Thay vào đó có thể xuất hiện các nhóm thuỷ sinh vật chỉ thị cho môi trƣờng nhiễm bẩn và một số loài thuỷ sinh vật ngoại lai do nuôi trồng phục vụ kinh tế. Khi hình thành các dạng hồ chứa sẽ có nhiều loài cá nội địa cũng nhƣ cá nuôi nhập vào do có năng xuất cao, chính vì vậy thành phần thuỷ sinh vật sẽ có nhiều thay đổi cả có lợi và bất lợi. Điều này cần có nghiên cứu và cân nhắc đến lợi ích môi trƣờng và phát triển bền vững.

CHƢƠNG VII: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 67 - 69)