Những việc đã làm đƣợc

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 92 - 98)

11.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Từ năm 2003, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ngày càng đƣợc kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân định cụ thể hơn sau khi Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (Luật này thay thế Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993). Hệ thống quản lý Nhà nƣớc về Bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng đã đƣợc hình thành theo hƣớng gắn kết quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng với quản lý nhà nƣớc về tài nguyên thiên nhiên.

Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng bao gồm: Cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Chi cục Bảo vệ môi trƣờng Cao Bằng tham mƣu cho Lãnh đạo Sở về lĩnh vực môi trƣờng, đƣợc thành lập từ tháng 6/2008, cơ cấu tổ chức gồm có 2 Phòng (Phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trƣờng và Phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng) và 01 Trạm Quan trắc môi trƣờng. Tổng biên chế theo Đề án Chi cục Bảo vệ môi trƣờng là 24, hiện nay số lƣợng biên chế của Chi cục là 22 cán bộ. Cán bộ có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên chiếm: 77,27%; Cao đẳng: 4,5% và Trung cấp: 9,09% , còn lại là lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Hầu hết cán bộ có trình độ chuyên môn nhất định có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc hiện tại của cơ quan. Tuy nhiên, do ngành môi trƣờng là một ngành mới, cán bộ công chức có thời gian công tác ngắn nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Cơ quan quản lý nhà về môi trƣờng ở huyện, thị là Phòng Tài nguyên môi trƣờng các huyện, thị đã bố trí cán bộ chuyên trách về môi trƣờng. Tuy nhiên, các cán bộ hầu nhƣ không đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành môi trƣờng mà đƣợc đào tạo ở các chuyên ngành khác nhƣ đất đai, lâm nghiệp. Chính vì vậy, công tác quản lý môi trƣờng một số huyện còn yếu và chƣa triển khai đƣợc các nhiệm vụ theo quy định. Đối với cấp xã đã bố trí cán bộ địa chính hoặc xây dựng kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trƣờng.

Ngoài ra, để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp trong công tác phòng chống tội phạm môi trƣờng Phòng cảnh sát môi trƣờng thuộc Công an tỉnh đƣợc thành lập tháng 11/2007, với tổng số 26 cán bộ chiến sỹ đƣợc điều động làm việc tại phòng. Hiện nay số lƣợng chiến sỹ đã tăng lên và chia làm 3 đội: 1 đội tổng hợp và 2 đội nghiệp vụ. Tại Công an các huyện thị bố trí từ 1-2 cán bộ chiến sỹ phụ trách về môi trƣờng trên địa bàn.

Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành; bộ phận quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở các sở, ban, ngành cũng đƣợc điều chỉnh, bổ sung theo hƣớng phù hợp với tình hình và tổ chức mới, cụ thể: Sở Công thƣơng có Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trƣờng và một số

cơ quan tổ chức, doanh nghiệp cũng đã có cán bộ phụ trách hoặc thành lập bộ phận chuyên trách về môi trƣờng ...

11.1.2. Hệ thống chính sách, pháp luật BVMT ở địa phương

Trong những năm gần đây việc thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định, cơ chế, chính sách, Chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch BVMT quốc gia đã đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm ban hành và chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn cụ thể hóa các văn bản quy phạm, văn bản hƣớng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về BVMT ở địa phƣơng và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng, cụ thể: Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch 64-KH/TU ngày 25 tháng 2 năm 2005, thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trƣờng, Quyết định số 34/2005/QĐ - TTg đồng thời chỉ đạo việc triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2005/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2005, về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trƣờng thị xã Cao Bằng. Ban Thƣờng vụ của 13/13 huyện, thị uỷ đã xây dựng kế hoạch riêng của cấp uỷ địa phƣơng sát với điều kiện thực tiễn để thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trƣờng, quyết định số 34/2005/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị về việc hƣởng ứng tuần lễ quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng và hƣởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hàng năm, chỉ đạo các đợt hoạt động truyền thông hƣởng ứng ngày phát động BVMT, ban hành các công văn triển khai Nghị định số 67/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số 64/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chỉnh phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản pháp quy, chƣơng trình do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, các bộ, ngành chủ trì soạn thảo.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã lập Kế hoạch số 38-KH/TNMT ngày 3/3/2005 để thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, Quyết định số 34/2005/QĐ - TTg và Kế hoạch số: 64-KH/TU ngày 25 tháng 2 năm 2005, của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và đã ký Nghị quyết liên tịch và chƣơng trình phối hợp, quy chế phối hợp giữa Sở TN&MT với các tổ chức chính trị xã hội, Sở, ban ngành cấp tỉnh nhƣ: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Tỉnh Đoàn thanh niên; Liên hợp các hợp tác xã; Liên đoàn lao động tỉnh; Công An tỉnh; Sở Công thƣơng; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Kạn.

Bên cạnh việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật các sở, ngành, UBND cấp huyện đã quan tâm xây dựng chƣơng trình, kế hoạch BVMT. Nhiều dự án, đề án, nhiệm vụ, mô hình nhằm ngăn ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng đã đƣợc triển khai thực hiện.

Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm; căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trƣờng từng cấp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa phƣơng, sở, ngành tổ chức thực hiện; nhìn chung việc sử dụng kinh phí cơ bản đúng quy định hƣớng dẫn về tài chính của Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng và Bộ Tài chính.

Hàng năm, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc phân bổ cho cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trƣờng) và Uỷ ban nhân dân thị xã là 500 triệu đồng/năm, cấp huyện 300 triệu đồng/năm. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc sử dụng để thực hiện các kế hoạch môi trƣờng: thanh tra, kiểm tra ô nhiễm môi trƣờng; chƣơng trình quan trắc, kiểm soát môi trƣờng; hoạt động nâng cao nhận thức về môi trƣờng; điều tra thống kê các nguồn thải, chất thải; lập báo cáo hiện trạng môi trƣờng hàng năm; mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và quan trắc môi trƣờng. Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cơ bản đƣợc sử dụng đúng mục đích, có tác dụng thúc đẩy các hoạt động sự nghiệp môi trƣờng. Tuy nhiên, tại một số huyện, thị kinh phí sự nghiệp môi trƣờng chƣa sử dụng đúng mục đích, chủ yếu cho hoạt động thu gom xử lý rác thải.

11.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải

Công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục với tần suất 1 lần/năm. Tuy nhiên, đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng thì tần suất kiểm tra có thể là 2-3lần/năm. Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở trong những năm gần đây: Năm 2008: 22 cơ sở; Năm 2009: 25 cơ sở; Năm 2010: 28 cơ sở.

Qua quá trình kiểm tra giám sát cho thấy hầu hết các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh có ý thức chấp hành công tác bảo vệ môi trƣờng. Song công tác bảo vệ môi trƣờng từng lĩnh vực đánh giá nhƣ sau:

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Qui mô sản xuất nhỏ, dạng bán cơ giới kết hợp thủ công nên các nguồn thải phát sinh không lớn. Hầu hết các cơ sở có xử lý các nguồn thải, bằng công nghệ xử lý thô sơ, nên các nguồn gây ô nhiễm không xử lý triệt để.

- Lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản: Nguồn phát sinh gây ô nhiễm chủ yếu là đất đá bóc thải và nƣớc bùn sau tuyển rửa. Công tác xử lý nƣớc bùn sau tuyển chủ yếu là đắp đập tạo hồ lắng. Đất đá bóc thải phần lớn các mỏ đều xử lý bãi thải trong. Công tác bảo vệ môi trƣờng lĩnh vực khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, bức xúc với lý do hoạt động khoáng sản ngoài khai thác có phép, có quản lý trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một lực lƣợng khai

thác trái phép đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nhất (Đặc biệt là sông Hiến) Mặc dù đã đƣợc tỉnh chỉ đạo sát xao, các ngành, các cấp luôn dùng biện pháp mạnh giải quyết xử lý, song chƣa chấm dứt triệt để. Đối với các nhà máy chế biến khoáng sản nguồn phát thải chủ yếu là khí thải phát sinh. Nguồn thải này tại hầu hết các nhà máy đều đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp túi lọc vải silicon hoặc dập nƣớc. Tuy nhiên, các công nghệ đang áp dụng xử lý khí thải tại các nhà máy Cao Bằng chƣa hiện đại, chủ yếu là công nghệ của Trung Quốc nên ít nhiều vẫn còn gây ô nhiễm cục bộ khu vực lân cận.

- Lĩnh vực y tế: Tại hầu hết các bệnh viện tuyến huyện chất thải rắn y tế đã đƣợc xử lý bằng các lò đốt rác y tế đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc xử lý nƣớc thải bệnh viện còn nhiều bất cập, phần lớn các bệnh viện chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn theo qui định (không có hệ thống xử lý nƣớc thải y tế riêng còn chung với hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải sinh hoạt, chƣa có công nghệ xử lý nƣớc thải y tê); biện pháp xử lý đơn giản tập chung vào bể phốt chôn dƣới đất - tự hoại.

- Các cơ sở thu gom, xử lý bãi rác: Tại hầu hết các huyện đều có bãi chứa, xử lý rác. Các bãi chứa, xử lý rác đều đƣợc xây dựng theo quy hoạch của huyện, vị trí các bãi rác đảm bảo ít ảnh hƣởng dân cƣ lân cận xung quanh. Tuy nhiên, việc vận hành xử lý bãi rác bằng phƣơng pháp xử lý còn đơn giản chỉ rắc vôi, phun chế phẩm EM và thuốc diệt côn trùng sau đó chôn lấp và đốt. Công tác thu gom rác chỉ thực hiện đƣợc khu vực thị xã, trung tâm các huyện lỵ, còn các khu vực đông dân cƣ, cụm thị tứ chƣa có công tác thu gom rác.

Các nguồn thải rắn, khối lƣợng thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đƣợc cập nhập thống kê thƣờng xuyên, đầy đủ và quản lý chặt chẽ. Nhất là chất thải nguy hại của lĩnh vực y tế và các cơ sở sản xuất liên quan đến xăng dầu đƣợc quản lý thông qua việc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.

Từ năm 2009 đến nay đã cấp đƣợc: 32 sổ đăng ký chủ nguồn thải.

b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Công tác quan trắc, giám sát môi trƣờng đã thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, có trọng điểm theo mạng lƣới điểm quan trắc môi trƣờng tỉnh Cao Bằng với tần suất 2 lần/năm. Các số liệu quan trắc bƣớc đầu đã đánh giá đƣợc diễn biến môi trƣờng, làm cơ sở cho các cấp, ngành trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững.

c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Công tác xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trƣờng nghiệm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 04 cơ sở, tình hình xử lý cụ thể nhƣ sau:

- Xƣởng luyện gang km5 - Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng: Đã có Quyết định chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý môi trƣờng.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng: Nguồn gây ô nhiễm là nƣớc thải y tế, rác thải y tế. Bệnh viện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng lò đốt rác và hệ thống xử lý nƣớc thải y tế. Các nguồn gây ô nghiễm nghiêm trọng đã khắc phục. Hiện nay Bệnh viện đang làm thủ tục ra khỏi quyết định 64 của Thủ Tƣớng Chính phủ.

- Đối với mỏ sắt Nà Lũng: Ô nhiễm môi trƣờng do bùn thải, nƣớc thải tuyển rửa quặng, chƣa thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý, chƣa đủ điều kiện lập hồ sơ chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý môi trƣờng.

- Bãi rác Khuổi Kép xã Đề Thám: Ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc tại khu vực bãi rác. Hiện nay đang đầu tƣ kinh phí để xử lý đóng cửa bãi rác và xây dựng bãi xử lý rác tạiNà Lần, xã Chu Trinh.

11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng a. Về nguồn lực

Trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cƣờng nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tƣ BVMT, nhƣ: Sở Y tế tranh thủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tƣ nâng cấp mở rộng hệ thống các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh cùng với việc đầu tƣ nâng cấp bệnh viện và thiêt bị y tế, trong đó có lò đốt chất thải rắn nguy hại, hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải của bệnh viện.

Ngoài ra các ngành, các cấp còn tranh thủ các nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng để đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng. Triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng theo Nghị định số 67/NĐ-CP từ quý II/2005 đã giao cho Công ty TNHH một thành viên cấp nƣớc thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp.

Năm 2008 triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn, năm 2009 triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Ở một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đƣợc quan tâm đúng mức và tự nguyện chấp hành lập dự án đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng với nguồn vốn hàng tỷ đồng nhƣ: Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang Cao Bằng, Mỏ sắt Ngƣờm Cháng, Công ty cổ phần khoáng sản và luyện kim Việt Nam...

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trƣờng. Từ năm 2005 đến nay đã mở một số

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 92 - 98)