Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trƣờng không khí

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 52 - 56)

đối trong lành. Hiện nay tại một số nhà sàn vẫn còn nuôi nhốt gia súc, gia cầm dƣới gầm gây mùi khó chịu, nồng độ các khí NH3, NH4, H2S… đo trong nhà vƣợt quy chuẩn cho phép.

4.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trƣờng không khí khí

4.3.1. Dự báo khối lượng khí thải phát sinh do hoạt động dân sinh

Thành phần khí thải do sinh hoạt của ngƣời dân nhƣ đun củi, than tổ ong, đốt rác... rất đa dạng nhƣ CO, SO2, chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)...Theo WHO lƣợng VOC phát thải từ hoạt động dân sinh là 4,2 kg/ngƣời năm. Theo dự báo dân số tỉnh Cao Bằng năm 2010 là 540.000 ngƣời và đến năm 2020 sẽ là 596.000 ngƣời. Lƣợng khí thải do hoạt động dân sinh tƣơng ƣơng nhƣ sau:

Bản 4.1. Lƣợng khí thải phát sinh do hoạt động dân sinh

TT Chỉ tiêu Đơn vị SP 2005 2010 2020

1 Dân số ngƣời 512.500 540.000 596.000

2 VOC tấn/năm 2.153 2.268 2.503

Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 4.3.2. Dự báo khí thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp

Khí thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là CO và VOC do đốt cháy rơm rạ, cành lá... và một phần nhỏ phân huỷ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, lƣợng khí thải đƣợc dự báo trong bảng sau:

Bảng 4.2. Lƣợng khí thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp

TT Loại đất Đơn vị diện tích CO VOC

kg/1000 m2

1 Trồng lúa 1000 m2 26 4

2 Trồng cây ăn quả 1000 m2 9 1,4

Nguồn: Tổ chức y tế thế giới

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, diện tích đất trồng lúa của Cao Bằng tăng lên 2000 ha so với năm 2005, diện tích cây có hạt tƣơng ứng khoảng 6.400 ha. Dự tính khí thải do hoạt động sản xuất trên diện tích lúa, hoa màu nhƣ sau:

Bảng 4.3.: Lƣợng khí thải do sản xuất nông nghiệp vào năm 2010 và 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị SP 2005 2010 2020

1 Diện tích ha 92.194 94.000 100.500

2 CO tấn/năm 13.413 13.560 14.485

3 VOC tấn/năm 2.073 2.096 2.239

Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020

Bên cạnh khí thải do trồng trọt thì khí thải phát dinh do chăn nuôi khá lớn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao. Theo tính toán trong tổng số các khí

gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển thì chất thải chăn nuôi góp vào khoảng 20% khí me tan (CH4), 10 % khí oxit nitơ (N2O) và nhiều loại khí gây mùi khó chịu khác. Khối lƣợng phát sinh khí thải do chăn nuôi đƣợc trình bày trong bảng:

Bảng 4.4. Lƣợng khí thải phát sinh do chăn nuôi

TT Năm Loại vật nuôi Số lƣợng (con) Khí thải (tấn/năm) NH3 N2O H2S VOC 1 2005 Đàn trâu, bò 237012 5309 664 Đàn lợn 308796 9264 12 1606 371 Gia cầm 1967300 106234 10623 2 2010 Đàn trâu, bò 302000 6765 846 Đàn lợn 361600 10848 14 1880 434 Gia cầm 3000000 162000 16200 3 2020 Đàn trâu, bò 412000 9229 1154 Đàn lợn 504400 15132 20 2623 605 Gia cầm 4000000 216000 21600

Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020

4.3.3. Dự báo khối lượng khí thải phát sinh từ ngành Công nghiệp

Ngành công nghiệp của Cao Bằng, kể cả công nghiệp địa phƣơng và trung ƣơng trên địa bàn tỉnh đều chƣa phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, phân bố không tập trung. Do đó các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí trong các ngành công nghiệp không quá bức xúc so với các địa phƣơng khác.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 thì sẽ hình thành 2 khu công nghiệp tập trung lớn nhất là KCN Chu Trinh và KCN Đề Thám, với diện tích môi khu khoảng 100 ha và một số cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp và làng nghề năm rải rác trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình vận hành các KCN, CCN, các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng không khí chủ yếu là từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp. Khí thải từ các nguồn đốt nhiên liệu của các loại máy móc thiết bị có sử dụng nguyên liệu đốt là xăng, dầu DO, dầu FO với các thành phần ô nhiễm chính là Bụi, khí SO2, NO2, CO... Dự tính tải lƣợng khí thải do hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhƣ sau:

Bảng 4.5. Dự báo tải lƣợng khí thải của hoạt động công nghiệp Cao Bằng Năm dự

tính

Tải lƣợng ô nhiễm (tấn/ngày đêm)

Bụi SO2 NOx CO VOC

2010 1,39 13,27 0,17 0,41 0,11

2020 2,78 26,57 0,35 0,82 0,22

4.3.4. Dự báo khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông

Hoạt động giao thông là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng không khí đáng kể bao gồm cả giao thông đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Loại giao thông thông dụng nhất trên địa bàn tỉnh có hàm lƣợng khí thải cao là giao thông đƣờng bộ, các nguồn thải khác không đáng kể. Theo quy hoạch phát triển lƣu lƣợng xe trên các tuyến đƣờng quốc lộ trung bìnhlà 1216 xe/ngày vào năm 2005, 1929 xe vào năm 2010 và 3355 xe vào năm 2020. Lƣu lƣợng xe vào năm 2020 chƣa có quy hoạch chi tiết nên đƣợc lấy theo tốc độ tăng lƣu lƣợng xe trung bình trong giai đoạn 2006 - 2010. Lƣu lƣợng xe dự báo trên một số tuyến đƣờng đã đƣợc đổi sang đơn vị chung là ôtô con. Lƣợng khí thải do một xe ôtô con với dung tích lớn hơn 2.000 cc trên một đơn vị chiều dài đƣờng là 1.000 km theo WHO đƣợc trình bày tại bảng:

Bảng 4.6. Lƣợng khí thải phát thải từ ô tô con vơi dung tích trên 2000 cc trên 1000 km

TT Loại đƣờng Đơn vị TSP SO2 NOx CO VOC

1 Đối với đƣờng đô thị kg/ 1000 km 0,07 1,85 2,51 15,73 2,23 2 Đối với đƣờng ngoại vi kg/1000 km 0,05 1,36 4,09 3,56 0,69

Nguồn: WHO

Dự báo phát thải do hoạt động giao thông đƣờng bộ trên các tuyến đƣờng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đƣợc trình bày trong bảng...Trong đó lƣợng khí thải phát tán chủ yếu trên các tuyến đƣờng Quốc lộ, đặc biệt là quốc lộ 3.

Bảng 4.7. Dự tính lƣợng phát thải do hoạt động giao thông đến năm 2020

STT Năm đƣờng Tuyến Chỉ tiêu (kg/ngày)

TSP SO2 NOx CO VOC 1 2005 Quốc lộ 21 547 1726 1502 291 Tỉnh lộ 3 83 250 218 42 2 2010 Quốc lộ 33 910 2738 2383 462 Tỉnh lộ 8 221 664 578 112 3 2020 Quốc lộ 58 1583 4762 4144 803 Tỉnh lộ 18 496 1493 1299 252

Nguồn: Báo cáo ĐMC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020

* Tóm lại:

Qua các số liệu đã trình bày ở trên dự báo ô nhiễm môi trƣờng không khí đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi, quy mô phát triển các khu công nghiệp, đô thị và giao thông. Trong giai đoạn thi công kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các khu dân cƣ tập trung, khu kinh tế cửa khẩu, đƣờng giao thông... môi trƣờng không khí sẽ bị ô nhiễm khá nặng bởi bụi và tiếng ồn.

Dự báo đến năm 2020 tỉnh Cao Bằng sẽ có 4 cấp chất lƣợng môi trƣờng không khí, phạm vi các ngƣỡng môi trƣờng không khí sẽ có sự thay đổi:

- Ngƣỡng chất lƣợng môi trƣờng không khí trung bình và hơi xấu sẽ mở rộng hơn do nhiều khu vực nông thôn đƣợc chuyển thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực đô thị hoá.

- Ngƣỡng chất lƣợng môi trƣờng không khí xấu sẽ xuất hiện ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dọc các tuyển quốc lộ trên địa bàn tỉnh.

Các khu vực sau đây đƣợc dự báo có nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng không khí:

- Khu vực thị xã Cao Bằng, KCN Đề Thám, KCN Chu Trinh, khu vực nhà máy xi măng Cao Bằng, Công ty gạch Tuynel Hoà An và khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng ô nhiễm do khí thải công nghiệp.

- Ô nhiễm môi trƣờng do hoạt đông giao thông: Khu vực ngã ba giữa Quốc lộ 4 và 3; nút giao thông giữa tỉnh lộ 304; nút giao nhau giữa tỉnh lộ 206 và Quốc lộ 3; tỉnh lộ 204 qua thị trấn Nƣớc Hai và Quốc lộ 34 Tĩnh Túc, Nguyên Bình, Bảo Lạc và Bảo Lâm.

CHƢƠNG V: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ĐẤT

Diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 672.462,18 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 88,98%, đất phi nông nghiệp chiếm 3,5%, đất chƣa sử dụng chiếm 7,4%.

Cơ cấu sử dụng các loại đất những năm gần đây thay đổi không lớn, phần lớn diện tích đất trên địa bàn tỉnh đƣợc sử dụng trong nông, lâm nghiệp. Những năm gần đây đất trồng có xu hƣớng giảm dần do sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông… Tại một số xã vùng sâu vẫn tồn tại chặt phá rừng, đốt nƣơng rẫy, khai thác khoáng sản... gây ô nhiễm và suy thoái đất.

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng potx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)