đó phát huy trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác cán bộ và quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số
Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chủ trương, chính sách; bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra giám sát việc thực hiện.
Đảng thống nhất lãnh đạo về quan điểm, đường lối, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, bảo đảm cho những tư tưởng chỉ đạo đó được nhận thức và chấp hành trong công tác cán bộ.
Đảng thống nhất quản lý ĐNCB mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo phương hướng, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển và đề bạt cán bộ nhằm xây dựng ĐNCB có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
Đảng lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trong bộ máy chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở các cấp, các ngành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và Điều lệ của Mặt trận và các đoàn thể.
Đảng kiểm tra công tác cán bộ ở các cấp, các ngành bảo đảm theo đúng quan điểm, đường lối; kiểm tra cán bộ, đảng viên trong cơ quan nhà nước, mặt trận và các đoàn thể về thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm tra tư cách đạo đức và năng lực cán bộ, đảng viên; đề bạt những cán bộ ưu tú, thanh lọc những phần tử thoái hóa, biến chất.
Công tác cán bộ là của các cấp, các ngành nhưng trước hết là của cấp ủy. Các cấp ủy cần phải dành nhiều thời gian, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển ĐNCB, nhất là ĐNCB người DTTS, cán bộ nữ. Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch đang âm mưu và dùng các thủ đoạn xảo quyệt gây rối, chống phá cách mạng nước ta, thì công tác xây dựng và phát triển ĐNCB người DTTS càng trở nên quan trọng và cấp bách, đòi hỏi các cấp, các ngành mà trước hết là cấp ủy, phải tăng cường hơn vai trò lãnh đạo đối với công tác cán bộ. Đồng chí bí thư và các đồng chí trong Ban Chấp hành phải nhận thức rõ và nâng cao trách nhiệm của mình đối với công tác cán bộ; tham gia trực tiếp, thường
xuyên lãnh đạo chỉ đạo từng khâu cụ thể của công tác tổ chức - cán bộ: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ người DTTS.
Củng cố, xây dựng cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; đồng thời, đổi mới cách làm việc của cơ quan tổ chức - cán bộ để thực sự là cơ quan tham mưu đắc lực và hiệu quả về công tác tổ chức - cán bộ cho cấp ủy các cấp, các ngành. Các cấp ủy cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho ĐNCB người DTTS làm công tác tổ chức - cán bộ thông qua việc thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên cử ĐNCB này đi đào tạo, bồi dưỡng và có những cơ chế, chính sách riêng khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu.
Công tác tổ chức - cán bộ là khoa học về con người, đòi hỏi phải lựa chọn, bố trí những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng; đạo đức, lối sống trong sáng; khách quan, công tâm, trung thực; có kiến thức tổng hợp và nghiệp vụ chuyên sâu; có khả năng tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp xử lý những vấn đề nhạy cảm, nảy sinh trong thực tiễn về công tác cán bộ.
Thực hiện đường lối đổi mới với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hàng loạt các quy luật: giá trị, cung cầu, cạnh tranh... hàng ngày, hàng giờ tác động mạnh mẽ vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có công tác tổ chức - cán bộ. Việc nắm bắt thông tin về ĐNCB người DTTS thiếu kịp thời, chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ... Chậm tạo ra một cơ chế ràng buộc giữa cơ quan có quyền quyết định với cơ quan sử dụng nhân sự, sẽ khiến cho những tiêu cực như: cảm tình riêng tư, cục bộ địa phương... tiếp tục nảy nở, tạo kẽ hở cho những phần tử cơ hội mua quan, bán chức, nắm quyền, nắm tiền, trục lợi cá nhân...
Do đó, cần cải tiến nội dung, phương pháp nghiệp vụ công tác cán bộ, đồng thời tăng cường trang bị những phương tiện hiện đại cần thiết để bảo đảm xử lý, cung cấp thông tin về công tác cán bộ một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời trong lãnh đạo và những nhiệm vụ khác của công tác này.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, song công tác cán bộ không phải là của riêng Đảng, mà công tác cán bộ còn là nhiệm vụ của tất cả các tổ chức trong HTCT. Cần phát huy có hiệu quả trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong HTCT các cấp về xây dựng và phát triển ĐNCB nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng, trước hết là ĐNCB của chính ngành mình, của tổ chức mình.
Kết luận chương 3
Phát triển ĐNCB người DTTS phải được tiến hành một cách khoa học trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, vừa kế thừa những kinh nghiệm trước đó, vừa phát triển sáng tạo trong tình hình mới. Phát triển ĐNCB người DTTS không chỉ đơn thuần khắc phục những tồn tại, yếu kém hiện nay, mà còn cần phải chuẩn bị chu đáo, tạo bước nhảy vọt về chất của đội ngũ cán bộ này trong tương lai gần.
Phát triển ĐNCB người DTTS là một quá trình thực hiện đồng bộ các khâu: từ đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển. Đồng thời phải tiến hành một cách chặt chẽ, đồng bộ các giải pháp như tạo nguồn cơ bản và tạo nguồn trực tiếp; quan tâm tới các chính sách chế độ và phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Kết luận
Đội ngũ cán bộ người DTTS có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hòa Bình, góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển chung của đất nước. Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển của ĐNCB người DTTS bị quy định bởi nhiều yếu tố: từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến các quan hệ tộc người. Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có một ĐNCB tương xứng đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nhưng do còn rất nhiều khó khăn, nên tỉnh Hòa Bình khó có khả năng đẩy nhanh quá trình tạo nguồn tại chỗ và ít có sức thu hút cán bộ từ nơi khác đến. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng được cơ chế chính sách đòn bẩy mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐNCB người DTTS.
Được sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta, thời gian qua ĐNCB người DTTS của tỉnh đã từng bước có những chuyển biến tích cực ở tất cả các cấp, các ngành. Tuy nhiên, ĐNCB này hiện vẫn còn tồn tại không ít những bất cập: số lượng cán bộ người DTTS còn thiếu, nhất là ở cấp cơ sở; chất lượng còn hạn chế nhiều mặt: có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước chưa được đào tạo cơ bản, hệ thống; đặc biệt là ngoại ngữ và tin học còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Cơ cấu của ĐNCB người DTTS còn mất cân đối về giới, mất cân đối về ngành, vùng. Những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có đại đa số đồng bào DTTS sinh sống nhưng thiếu nghiêm trọng cán bộ dân tộc có trình độ (cán bộ các dân tộc có trình độ cao chủ yếu tập trung ở thị xã, thị trấn). Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, có nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan và nhất là còn thiếu những giải pháp mang tính đột phá vào những khâu trọng yếu mang tính đặc thù của công tác phát triển ĐNCB người DTTS.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vai trò của ĐNCB nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng, cần nhận rõ yêu cầu xây dựng được một ĐNCB người DTTS sao cho khai thác và phát huy hết tiềm năng ẩn chứa vốn có của nó. Phát triển ĐNCB người DTTS phải xuất phát từ yêu
cầu phát huy năng lực nội sinh, chú trọng tạo nguồn cơ bản, lâu dài từ Trường DTNT của tỉnh làm tiền đề trực tiếp cho giáo dục đại học. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức trong toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo ra được một ĐNCB người DTTS đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Phát triển ĐNCB người DTTS ở Hòa Bình không chỉ là một giải pháp tình thế trước mắt, mà còn là một chiến lược lâu dài, không chỉ là đòi hỏi của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà còn có thể coi là yêu cầu sống còn để góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong phạm vi các tỉnh miền núi phía Bắc và trong cả nước.
1. Ban Dân tộc và Tôn giáo (2004), Báo cáo số 185/BC-DTTG tổng kết công tác dân
tộc năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005, ngày 17/11.
2. Ban Dân tộc và Tôn giáo (2004), Báo cáo số 191/BC-DTTG về kết quả thực hiện
một số chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc tỉnh Hòa Bình, ngày 29/11.
3. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (1999), Báo cáo khoa học điều tra, đánh giá thực
trạng chất lượng cán bộ cơ sở, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Hòa Bình.
4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc và tôn giáo - Tỉnh Hòa Bình (2005),
Tổng hợp từ thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức.
5. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Hòa Bình (2005), Báo cáo số 06-BC/TBPN kết quả thực
hiện kế hoạch hóa gia đình vì sự tiến bộ của phụ nữ Hòa Bình, ngày 14/3.
6. Báo Hòa Bình (2005), Trả lời, giải trình những vấn đề cử tri quan tâm tại kỳ họp
thứ 4 - HĐND tỉnh khóa XIV, ra ngày 27/7.
7. Báo Hòa Bình (2005), Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, số 2113, ra ngày 10/8.
8. 40 năm truyền thống trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa Bình (1958-1998)
(1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Nội vụ, Ban Quản lý dự án ADB - ủy ban dân tộc (2004), Báo cáo tổng hợp
các văn bản tham luận tại Hội thảo chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số, tháng 10.
10. Chi cục định canh - định cư và vùng kinh tế mới (2003), Báo cáo tham luận thực
trạng vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, ngày 14/11.
11. Cục Thống kê Hòa Bình (2004), Niên giám Thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đồng (1986), "Truyền thống tốt đẹp của Việt Nam: sự đoàn kết hòa
hợp của các dân tộc anh em cùng nhau giữ nước và dựng nước", Báo Nhân
dân ra ngày 15/1.
16. Trần Đình Hoan (2002), "Luân chuyển cán bộ - khâu đột phá nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới", Tạp chí Cộng sản, (7), tr.8.
17. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X (2000), Chính sách và pháp luật của Đảng
- Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
18. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
19. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
20. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nhị Lê (tổng thuật) (2002), "Tổng quan hội thảo", Tạp chí Cộng sản, (1), tr.42.
28. Phan Tuấn Pha (2003), Thực trạng hệ thống chính trị các cấp ở Đắk Lắk, Một số
vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về
dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn quốc Phẩm (2004), "Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người
31. Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003) (2004),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Văn Phụng (2003), "Thực trạng tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cấp huyện, xã các tỉnh miền núi phía Bắc", Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Tô Huy Rứa (1998), Công tác đào tạo, bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán
bộ, một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Chương trình xã hội cấp nhà nước: KHXH-05, Hà Nội.
34. Sở Lao động Thương binh xã hội (2004), Tổng hợp tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình,
ngày 31/12.
35. Sở Lao động Thương binh xã hội (2004), Thực trạng đói nghèo tỉnh Hòa Bình, ngày 31/12.
36. Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình (2005), Tổng hợp từ thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức (2001-2003) và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức (2004-2005).
37. Quách Thế Tản (chủ biên) (2000), Văn hóa Hòa Bình thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Lê Phương Thảo (2005), "Những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.38.
39. Tỉnh ủy Hòa Bình (1993), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, tập 1 (1929-1954).
40. Tỉnh ủy Hòa Bình (2002), Báo cáo số 38-BC/TU tổng kết việc thực hiện 3 Nghị quyết Trung ương về công tác tổ chức và cán bộ, ngày 29/4.
41. Tỉnh ủy Hòa Bình (2002), Kế hoạch 136-KH/TU triển khai thực hiện Nghị quyết
42. Tỉnh ủy Hòa Bình (2003), Báo cáo số 89-BC/TU công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý tỉnh Hòa Bình, ngày 10/12.