dưỡng, sử dụng, luân chuyển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
* Yêu cầu phát triển về số lượng ĐNCB người DTTS
Nhằm khai thác thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của miền núi vùng đồng bào DTTS trong tỉnh, cần có một ĐNCB người DTTS tương xứng với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Sự nghiệp này chỉ có thể thành công khi có đủ số lượng cán bộ người DTTS phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa phương, phù hợp với yêu cầu công tác của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực.
Theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP, ngày 23/1/1998 thì số lượng cán bộ cơ sở được bố trí từ 18 đến 20 cán bộ. Số lượng đó chưa đủ để bố trí cho các chức danh, nên một số chức danh của cán bộ chính quyền cơ sở phải kiêm nhiệm như:
Chủ tịch Hội đồng nhân dân đều do Bí thư hoặc phó Bí thư thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm; phó Chủ tịch ủy ban nhân dân kiêm trưởng công an xã; ủy viên ủy ban nhân dân phụ trách văn phòng kiêm cán bộ văn phòng hoặc cán bộ thương binh - xã hội; ủy viên ủy ban nhân dân phụ trách tài chính kiêm cán bộ tài chính [3, tr.47].
Trong điều kiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNCB này còn nhiều hạn chế, lại phải kiêm nhiệm công tác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc.
Hiện nay, yêu cầu đòi hỏi mỗi cán bộ (nhất là cán bộ người DTTS cấp cơ sở) ngày càng chuẩn hóa, chuyên môn hóa thì đảm bảo đủ số lượng là điều vô cùng cần thiết.
* Yêu cầu về nâng cao chất lượng ĐNCB người DTTS
Trước thực trạng chất lượng ĐNCB người DTTS hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trình độ năng lực; vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao trình độ năng lực một cách toàn diện của đội ngũ này. Họ phải giỏi về chuyên môn, phải có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và biết vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể một cách có hiệu quả. Việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng, của chính quyền các cấp, các ngành ở địa phương phải chính xác, phù hợp với phương hướng phát triển chung của đất nước. Đồng thời với năng lực định hướng chính trị là năng lực tổ chức thực tiễn, tức là khả năng chuyển hóa các chủ trương, nghị quyết thành hiện thực trong cuộc sống, trong phong trào cách mạng của quần chúng. Chẳng hạn, trong điều kiện hiện nay, có nhiều chương trình dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi ĐNCB người DTTS phải có năng lực để triển khai có hiệu quả các chương trình dự án đó; ngoài ra, cán bộ người DTTS còn phải có năng lực tập hợp, lôi cuốn đông đảo quần chúng tích cực tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Lẽ tất nhiên, ở mỗi cương vị khác nhau (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn...) và mỗi loại cán bộ khác nhau (cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể...) đều có yêu cầu về mức độ chuyên sâu khác nhau, nhưng dù ở bất
cứ cương vị nào, bất cứ ở lĩnh vực nào thì yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực là ba yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng của từng người cán bộ. Mỗi cán bộ người DTTS mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo thành chất lượng và sức mạnh tổng hợp của ĐNCB người DTTS.
Do vậy, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn miền núi Hòa Bình hiện nay đòi hỏi cấp thiết nâng cao chất lượng ĐNCB người DTTS. ĐNCB này phải được trang bị kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; kiến thức cơ bản và cơ sở. Đồng thời, phải chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng; nâng cao trình độ văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong hoạt động chuyên môn, văn hóa trong sinh hoạt... Nhiều năm qua, trong các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh có liên quan đến công tác cán bộ, đều nhấn mạnh: cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nhưng đến nay chất lượng cán bộ cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập nhất.
Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới cần phải tập trung nâng cao chất lượng ĐNCB người DTTS, đặc biệt chú trọng cấp cơ sở, nhất là đối với cán bộ người DTTS thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
* Yêu cầu phát triển cân đối về cơ cấu cán bộ người DTTS
Có sự phát triển cân đối về cơ cấu cán bộ người DTTS mới tạo ra được phong trào hành động cách mạng của nhân dân các dân tộc, thể hiện được trên thực tế sự bình đẳng về chính trị, góp phần thiết thực tăng cường đoàn kết thân ái giữa các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
Trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh Hòa Bình hiện nay, cơ cấu về độ tuổi, cơ cấu về cán bộ các dân tộc so với số dân của từng dân tộc và cơ cấu về giới của cấp tỉnh và huyện là tương đối phù hợp. Vấn đề bức xúc chính là sự mất cân đối cơ cấu về giới ở cấp cơ sở.
Như vậy, để phụ nữ người DTTS tham gia hệ thống chính trị cấp cơ sở sao cho tương ứng với tỷ lệ nữ trong tổng số dân là một vấn đề vô cùng khó khăn, trong khi phụ nữ người DTTS cấp cơ sở có trình độ học vấn thấp, năng lực chuyên môn hạn chế, đời sống kinh tế và văn hóa nghèo nàn, định kiến coi thường phụ nữ vẫn còn tồn tại. Theo
truyền thống, trong gia đình (nhất là nông thôn miền núi), nam giới thường được hưởng sự ưu tiên nhiều hơn so với nữ giới về giáo dục - đào tạo, được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội.
* Yêu cầu chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ người DTTS
Trong lãnh đạo, quản lý xã hội, hệ thống chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng. Hệ thống chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực cho phát triển; ngược lại, nó cũng có thể làm triệt tiêu các động lực hoặc kìm hãm, cản trở sự phát triển của một hoạt động nào đó. Chẳng hạn, trong phát triển ĐNCB người DTTS, có hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích tính tích cực, hăng hái yên tâm học tập, công tác, nâng cao trách nhiệm, thu hút được nhân tài... nhưng nếu chính sách cán bộ sai, sẽ tạo ra tâm lý chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tích cực, làm nảy sinh tiêu cực, thậm chí có thể đẩy hàng loạt cán bộ tới chỗ sai lầm.
Trong các chính sách cán bộ, thì chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển hiện đang là khâu yếu nhất. Chính sách chế độ chưa thể hiện được vai trò là động lực, đòn bảy khuyến khích, động viên ĐNCB nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng trong học tập, công tác, nhất là đối với ĐNCB đang sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Nghị quyết Trung ương bảy (khóa IX) đã chỉ rõ:
Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người DTTS cho từng vùng, từng dân tộc. Trong những năm trước mắt cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là các địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh - quốc phòng; coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao [14, tr.41].
Chính sách, chế độ đối với cán bộ là một vấn đề mang tính nhạy cảm từ hai phía: về phía cán bộ, chính sách đối với họ là một trong những động lực; về phía
Nhà nước (cả cấp Trung ương và địa phương) là vấn đề ngân sách trong điều kiện nguồn thu còn eo hẹp. Một thực tế khách quan là chính sách chế độ đối với cán bộ còn nhiều điểm chưa phù hợp, lương và phụ cấp thấp so với mức độ họ cống hiến. Việc giải quyết chính sách chế độ chưa thỏa đáng, hoặc trong tỉnh nhưng mỗi cấp, ngành, cơ quan, đơn vị "linh động" một kiểu.
Do vậy, yêu cầu đặt ra phải có chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách tương đối thống nhất, rõ ràng và hợp lý cho các đối tượng nói chung, cho cán bộ người DTTS nói riêng.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình đã phát triển không ngừng về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới hiện nay, ĐNCB này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Việc đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế; tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời thấy rõ những vấn đề mới đặt ra, giúp cho chúng ta có cơ sở để xác định phương hướng, tìm ra những giải pháp sát thực mang tính khả thi, nhằm phát triển ĐNCB người DTTS, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, miền núi của tỉnh hiện nay.
Chương 3
Phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu
nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong những năm tới