Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 39 - 48)

* Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB người DTTS là một vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực miền núi nước ta hiện nay. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB người DTTS là một trong những nội dung thiết yếu trong chiến lược đó.

Qua thống kê chưa đầy đủ, trong những năm gần đây các văn bản dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS gồm có:

Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản, mục tiêu cụ thể đến năm 2010, những nhiệm vụ cấp bách và giải pháp chủ yếu về tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS - thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng ta đối với việc chăm lo xây dựng ĐNCB người DTTS.

Ngày 1/12/1998 Quốc hội đã ban hành luật giáo dục. Tại Điều 56, Điều 72 có quy định:

- Nhà nước thành lập trường phổ thông DTNT, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc.

- Trường phổ thông DTNT, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

- Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển đối với con em dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo ĐNCB cho vùng này.

Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước ta trong công tác tạo nguồn đào tạo ĐNCB người DTTS.

Chính phủ đã có trên 28 văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị và công văn) đôn đốc thực hiện chế độ chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức DTTS.

Các bộ ngành (gồm có giáo dục - đào tạo, tài chính) đã có hơn 20 quyết định, chỉ thị, thông tư dành riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức DTTS.

Hệ thống chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB đã được các bộ, ngành liên quan cụ thể hóa cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, từng đối tượng cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng, đáp ứng kịp thời công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB này.

Tuy nhiên, từ chủ trương, chính sách đến việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng của các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương còn là một khoảng cách khá xa. Một mặt, do hệ thống chính sách này được duy trì quá lâu, chưa kịp thời đổi mới cùng với sự đổi mới chung của cả nước, chậm được bổ sung điều chỉnh nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB người DTTS; mặt khác, việc triển khai chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB này của các cấp, các ngành chưa thành chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả; chính sách chưa đề cập đến tính đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB người DTTS, dù rằng từ trước tới nay ở các văn bản mang tính pháp quy của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo có thực hiện ưu tiên các DTTS, trong đó có việc cộng thêm điểm (hoặc hạ thấp điểm chuẩn) tại các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học,

cao đẳng cho con em các DTTS và miền núi. Không thể phủ nhận tính tích cực của chủ trương này là đã tạo được một ĐNCB người DTTS ngày càng đông đảo, nhưng thực tế cho thấy cách làm đó cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của ĐNCB sau này. Bởi việc hạ thấp điểm chuẩn tức là chọn những người chưa đảm bảo trình độ học vấn đưa đi đào tạo, trong khi đào tạo lại chưa chú ý đến những đặc thù của từng vùng, từng dân tộc; chẳng hạn:

Trong đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể theo hệ cử nhân 2 năm (đối với những người có một bằng đại học) cho các địa phương cũng như cho cả nước với 12 môn học cơ bản, 24 môn học cơ sở, nghiệp vụ lãnh đạo quản lý và 6 báo cáo chuyên đề đã cung cấp cho học viên một khối lượng kiến thức rộng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế là dàn trải, không tập trung thời gian cần thiết cho các môn trang bị kiến thức cơ sở, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý của người học [33, tr.122-123]. Thiết nghĩ, cùng với chính sách ưu tiên hạ điểm chuẩn trong đào tạo cán bộ dân tộc, cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi (đầu tư thêm kinh phí, kéo dài hơn thời gian đào tạo) để bù lấp những khoảng trống của kiến thức cơ bản và đảm bảo những kiến thức theo yêu cầu chung của thời kỳ đổi mới cũng như yêu cầu riêng của từng vùng miền, từng dân tộc.

Thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ "Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước", Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001-2005", ngày 27/12/2001 Bộ Tài chính có Thông tư số 105/2001/TT-BTC "Về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước". Thông tư 105 đã xác định rõ đối tượng được hưởng, phạm vi sử dụng kinh phí, nội dung và mức chi. Đặc biệt, Thông tư 105 còn dành ra một phần kinh phí (không quá 10% tổng kinh phí đào tạo) để đào tạo và đào tạo chuyên sâu ở bậc đại học và sau đại học cho cán bộ công chức.

Trong quá trình triển khai thực hiện thấy rằng: các chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước đã ban hành còn quá chung chung, chưa có chế độ ưu

tiên cụ thể đối với cán bộ người DTTS (kể cả Thông tư 105), nên các tỉnh đã ban hành các chính sách chế độ riêng về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ người DTTS như sau:

- Tỉnh Hòa Bình: ngày 23/01/2002, ủy ban Nhân dân tỉnh ra Quyết định số 04/2002/QĐ-UB về việc điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ được cử đi học trong và ngoài tỉnh. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa của Thông tư 105 của Bộ Tài chính về chính sách chế độ trong đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB hiện nay của tỉnh; tuy nhiên, mới chỉ có một mức chung cho các đối tượng, chưa có ưu tiên riêng cho cán bộ người DTTS. Chẳng hạn: Cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh được hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng /người/ngày. Cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và diện quy hoạch: được cử đi đào tạo ngoài tỉnh được hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng, (cán bộ nữ thêm 50.000 đồng) được thanh toán tiền tàu xe đi về 2 lần/năm, hỗ trợ mua tài liệu không quá 200.000 đồng/ người/ năm, hỗ trợ tiền nghiên cứu thực tế không quá 500.000 đồng/người/khóa học; cán bộ được cử đi đào tạo trung cấp chính trị trong tỉnh được hỗ trợ tiền ăn 5.000 đồng/người/ngày, tiền mua tài liệu học tập không quá 150.000 đồng/ người/năm; nghiên cứu thực tế không quá 300.000 đồng/người/khóa học; cán bộ được cử đi đào tạo sau đại học: đối với thạc sĩ được hỗ trợ 10.000.000 đồng/ người, tiến sĩ 15.000.000 đồng/người [47].

Ngày 22/7/2005, tại kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khóa XIV, thông qua Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND-14 "Quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập".

Tại khoản 1 mục I phần A có quy định chế độ chính sách và mức trợ cấp như sau:

- Đối với cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thị xã được cử đi đào tạo sau đại học, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước hiện hành, còn được hỗ trợ sau khi nhận bằng tốt nghiệp:

+ Tốt nghiệp thạc sĩ hệ vừa học, vừa làm: 5.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 7.000.000 đồng/người; loại giỏi: 9.000.000 đồng/người.

+ Tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên khoa cấp II hệ tập trung: 7.000.000 đồng/ người. Nếu đạt loại khá: 9.000.000 đồng/người; loại giỏi: 12.000.000 đồng/người.

+ Tốt nghiệp tiến sĩ hệ vừa học, vừa làm: 12.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 14.000.000 đồng/người; loại giỏi: 16.000.000 đồng/người.

+ Tốt nghiệp tiến sĩ hệ tập trung: 15.000.000 đồng/người. Nếu đạt loại khá: 17.000.000 đồng/người; loại giỏi 20.000.000 đồng/người.

Nếu là người DTTS, ngoài các chế độ được hưởng theo quy định trên còn được hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế:

+ Cán bộ, công chức đang công tác tại những nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 - 0,2: nam 350.000 đồng/người/tháng; nữ 400.000 đồng/người/tháng.

+ Cán bộ, công chức đang công tác tại những nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,3 trở lên: nam 400.000 đồng/người/tháng, nữ 450.000 đồng/người/tháng.

- Đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được cử đi học đại học trong và ngoài tỉnh, được hưởng theo quy định của Nhà nước hiện hành, còn được hỗ trợ mua tài liệu 200.000 đồng/người/năm; nghiên cứu thực tế 400.000 đồng/người/khóa học và hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế.

+ Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đang công tác những nơi có hệ số trợ cấp khu vực từ 0,1 - 0,2: đào tạo trong tỉnh nam 150.000 đồng/người/tháng, nữ 200.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè); đào tạo ngoài tỉnh: nam 350.000 đồng/người/tháng, nữ 400.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè).

+ Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đang công tác những nơi có hệ số khu vực 0,3 trở lên: Đào tạo trong tỉnh: nam 200.000 đồng/người/tháng, nữ 250.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè); đào tạo ngoài tỉnh: nam 400.000 đồng/người/tháng, nữ: 450.000 đồng/người/tháng (trừ thời gian nghỉ hè) [7].

Như vậy, nếu so sánh chính sách chế độ hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Hòa Bình hiện nay với chính sách chế độ mới của tỉnh vừa nêu trên (sẽ được thực hiện từ 1/1/2006), có thể thấy rằng: đây là sự "đột phá" trong nhận thức và hành động đối với việc ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ người DTTS học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sách này không chỉ chú ý tới cán bộ người DTTS, mà còn

có sự quan tâm cụ thể tới từng vùng (khu vực); đồng thời, còn có sự khuyến khích trong học tập đạt kết quả cao.

- Tỉnh Kiên Giang: Cán bộ người DTTS đi học được trợ cấp tiền học phí, tài liệu, ăn ở và trợ cấp thêm 1.000.000 đồng cho người tốt nghiệp đại học, 20.000.000 đồng cho người tốt nghiệp thạc sĩ, 30.000.000 đồng cho người tốt nghiệp tiến sĩ. Ngoài các quy định trên, nếu là nữ được cộng thêm 20% so với nam giới.

- Tỉnh Sóc Trăng: Chưa có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, nhưng lại hỗ trợ cho sinh viên học đại học là người DTTS 200.000 đồng/người/tháng. Nếu từng năm đạt loại giỏi sẽ được trợ cấp 2.000.000 đồng/người/năm học.

- Tỉnh Quảng Ninh: cán bộ người DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng hưởng trợ cấp hàng tháng gấp hai lần so với các đối tượng khác.

- Tỉnh Sơn La: cán bộ DTTS học ngoài tỉnh hưởng nguyên lương và được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/tháng đối với nam, 120.000 đồng/ người/tháng đối với nữ, hỗ trợ tiền tài liệu 1.500.000 đồng/người/khóa học. Cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn thực hiện theo thông tư 105 của Bộ Tài chính; ngoài ra, còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ vùng 3, hỗ trợ 50% đối với cán bộ học tại chức. Đối với cán bộ người DTTS cấp cơ sở đi đào tạo về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ một lượt (đi và về) cho khóa học vùng 1 là 50.000 đồng, vùng 2 là 100.000 đồng, vùng 3 là 150.000 đồng; hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trên đường đi về thăm gia đình 60.000 đồng/ người/tối, tiền thuê phòng nghỉ 300.000 đồng/người/tháng; tiền nghiên cứu thực tế, tiền tài liệu. Nếu học từ 2 năm trở lên hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người/ khóa học, được hưởng nguyên lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian học. Đối với cán bộ nguồn được hưởng học bổng theo mức 220.000 đồng/người/tháng, nếu là nữ hỗ trợ thêm 20.000 đồng/người/tháng [9].

Các dẫn chứng trên đã cho thấy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng thiếu đồng bộ, nhất quán: có địa phương thì áp dụng chế độ chính sách này, có địa phương thì áp dụng chế độ chính sách khác, kinh phí về đào tạo, bồi dưỡng do Trung ương cấp chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của địa phương nên địa phương nào có nguồn thu ngân sách lớn thì chi cho đào tạo, bồi dưỡng

nhiều, còn địa phương nào có nguồn thu ngân sách ít thì chi cho đào tạo, bồi dưỡng ít (trong Thông tư 105 chỉ đưa ra định mức chi tối đa), hệ quả là những tỉnh nghèo có đông đồng bào DTTS như tỉnh Hòa Bình gặp phải rất nhiều khó khăn.

Một số chính sách hiện nay theo Thông tư 105 của Bộ Tài chính là không còn phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, hỗ trợ một phần tiền ăn, ở cho học viên ở xa mức chi không quá 10.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền đi lại một lần (đi và về) từ cơ quan (không phải từ nơi ở thường trú) đến nơi học đối với cán bộ miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn thì quả thực "quá khó khăn". Trong chính sách chế độ chi thù lao cho giảng viên: đối với giảng viên là bộ trưởng, thứ trưởng và tương đương 150.000 đồng/buổi, đối với giảng viên là cấp cục, vụ, viện, giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp và tương đương: 120.000 đồng/buổi là quá thấp, nên rất khó khăn cho mời giảng viên và chi trả thù lao.

* Về chính sách sử dụng và luân chuyển cán bộ

Trong nhiều năm qua, các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước quy định đối với cán bộ đương chức và nghỉ hưu, cán bộ thoát ly và cán bộ cơ sở, đặc biệt các chế độ đãi ngộ đối với các đối tượng chính sách: Các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với nước, các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa được thực hiện đầy đủ kịp thời.

Tỉnh cũng đã có quyết định trích ngân sách địa phương trợ cấp cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng; chế độ thăm hỏi, điều dưỡng, chữa bệnh, chế độ khuyến khích giáo viên dạy vùng cao, vùng sâu; khuyến khích giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi; chế độ trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng cho bí thư, trưởng thôn, bản...

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện hàng loạt chính sách nêu trên lại "thiếu vắng" chính sách sử dụng và luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS.

Trong báo cáo tổng kết việc thực hiện ba Nghị quyết Trung ương về công tác tổ chức cán bộ của Tỉnh ủy ngày 29/4/2002, có nêu: "Cho phép các ngành và các huyện, thị được ký hợp đồng ngắn hạn với các sinh viên tốt nghiệp các trường vào làm việc tại các cơ quan và cơ sở xã, phường, sau một thời gian nhất định, khi có điều kiện tổ chức thi tuyển vào công chức để bổ sung cho ĐNCB của huyện, thị và tỉnh" [40].

Tại Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 30/6/2002 "Triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ quản lý", Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chủ trì:

- Xây dựng một số chế độ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển cán bộ của tỉnh.

Cán bộ được điều động, luân chuyển đến các vùng, các đơn vị khó khăn được ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn một năm trước khi đi hoặc sau khi về; bảo lưu lương nếu về công tác ở vị trí có mức lương thấp hơn, được hưởng trợ cấp khu vực theo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)