Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phải đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 67 - 69)

cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của tất cả các nước chưa thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Nước ta bước vào CNH, HĐH chậm hàng 100 năm so với các nước công nghiệp tiên tiến và cũng chậm vài chục năm so với các nước trong khu vực. Các đế quốc đang thực hiện mưu đồ biến các nước chậm phát triển thành những bãi thải công nghệ của chúng, hòng tiếp tục kìm hãm các nước này trong vòng lạc hậu để dễ bề thao túng, bóc lột. Do đó, Đảng ta đã xác định: CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; con đường CNH, HĐH nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Con đường "rút ngắn", "đi tắt" đón đầu; sự lựa chọn đột phá vào các ngành công nghệ mũi nhọn sẽ đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nước ta là nước nông nghiệp, nên thế mạnh và tiềm năng lớn nhất tất yếu nằm trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Với 80% dân số sinh sống ở nông thôn, 70% lao động kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua có những bước tăng trưởng khá (đạt tốc độ từ 4-4,2%/năm), song tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm, trình độ sản xuất trong nông nghiệp còn lạc hậu, nông sản hàng hóa chưa có sức cạnh tranh trên thương trường trong và ngoài nước, sức mua của người dân còn thấp... Sản xuất nông nghiệp khác với các ngành sản xuất khác, bởi cây trồng vật nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên, của môi trường sinh thái. Để hạn chế những thiệt hại do thiên nhiên, nhất thiết phải sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, cải tạo những mặt không thuận lợi, tận dụng, phát huy những mặt thuận lợi nhằm phát triển sản xuất.

Xuất phát từ đặc điểm của địa lý tự nhiên, tỉnh Hòa Bình có 102 xã thuộc khu vực III và ATK, 64 xã vùng cao, 36 xã ngoài Chương trình 135 và 23 xã vùng lòng hồ sông Đà. Với tổng số 2.085 xóm, bản, tổ dân phố (gọi chung là xóm), có 1.965 xóm có 100% người DTTS, 50 xóm có 50% người DTTS trở lên và dưới 70 xóm dưới 50% người DTTS [1]. Vậy nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp... đặt ra muôn vàn thách thức đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình trước trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, tư tưởng bảo thủ ở một bộ phận cán bộ và nhân dân còn nặng nề, việc nắm bắt thực tiễn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất còn chậm, chưa chọn đúng mũi đột phá để thúc đẩy kinh tế nông thôn miền núi phát triển nhanh...

Kinh nghiệm thành bại của các nước công nghiệp trên thế giới trong 3 thập kỷ gần đây cho thấy, trong bốn nhân tố quyết định thành công: (1) tuyển chọn và trọng dụng nhân tài; (2) chấn hưng nền giáo dục quốc dân; (3) xây dựng tiềm lực khoa học và

công nghệ quốc gia; (4) đổi mới hệ thống công nghệ quốc gia, thì nhân tố thứ (1) giữ vị trí cơ bản và chi phối tất cả các nhân tố còn lại [27, tr.42].

Trong nông nghiệp, đầu tư vật chất không thể làm tăng nhanh lợi nhuận như so với đầu tư nguồn lực con người: "Trong vòng 50 năm đầu thế kỷ XX, ở Mỹ trong nông nghiệp đầu tư vật chất tăng 4,5 lần thì lợi nhuận chỉ tăng 3,5 lần; còn đầu tư vào nguồn lực con người tăng 3,5 lần lại làm tăng lợi nhuận lên đến 17,5 lần" [44, tr.87].

Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển được một ĐNCB người DTTS ngang tầm; họ phải hiểu được bản chất và tính quy luật của các hiện tượng, tổ chức, định hướng suy nghĩ, hành động của quần chúng... Bởi cán bộ người DTTS không chỉ là những nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà còn là những nhà chuyên môn, công tác trên địa bàn mang tính đặc thù và hết sức nhạy cảm. Vậy nên, trước yêu cầu mới này, họ không thể chỉ làm việc bằng vốn liếng kinh nghiệm tích luỹ của bản thân, mà họ cần phải được đào tạo một cách hệ thống, công phu, trang bị tri thức khoa học mang tính toàn diện, đủ sức đáp ứng những yêu cầu cao của tiến trình CNH, HĐH mà trước hết là lĩnh vực chuyên môn họ đang đảm trách.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)