Nhóm giải pháp về chính sách, chế độ trong đào tạo, bồi dưỡng, bố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 80 - 83)

* Xây dựng và ban hành chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân tộc; trong đó có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục (xây dựng hệ thống trường DTNT, cử tuyển tạo nguồn cán bộ)... Nhưng cho đến nay, chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ công tác cho cán bộ người DTTS còn nhiều bất cập, chưa thống nhất.

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cần phải xây dựng và ban hành chính sách chế độ mang tính đặc thù như: chính sách ưu tiên đặc biệt cho những dân tộc có ít cán bộ hoặc chưa có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Xây dựng và ban hành chính sách chế độ đối với cán bộ nữ người DTTS, trong thời gian đào tạo có con nhỏ, ngoài hưởng sinh hoạt phí, phải được bố trí nơi ở thuận lợi và hỗ trợ tiền gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo công lập.

Xây dựng và ban hành chính sách chế độ hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ người DTTS vừa học vừa làm (được cơ quan chủ quản đồng ý), học từ xa hoặc học có hướng dẫn và được cấp bằng tốt nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm khuyến khích cán bộ người DTTS tự học tập, hoàn thiện và vươn lên.

Xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ người DTTS có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác như: khen thưởng, tăng lương, bổ nhiệm... Những cán bộ người DTTS nòng cốt, có uy tín cao, có trình độ học vấn cao, có cống hiến lớn phải được tôn vinh các danh hiệu và nhận phần thưởng cao quý.

* Xây dựng và ban hành chính sách bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ người DTTS.

Theo tinh thần Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND-14 của HĐND tỉnh khóa XIV thông qua ngày 22/7/2005 về "Thu hút và tiếp nhận sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học về công tác tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2005-2015", tại Điều 2 có ghi: giao cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và hướng dẫn thực hiện kể từ ngày 1/1/2006.

Như vậy nếu chính sách "chiêu hiền, đãi sĩ" và "thu hút chất xám" nêu trên được thực hiện sẽ mở ra một hướng mới để ĐNCB trẻ được tiếp tục đào luyện và trưởng thành trong thực tiễn; đồng thời, bổ sung được một ĐNCB chất lượng cao vào hệ thống chính trị các cấp.

Là một tỉnh có đông đồng bào DTTS, nhưng tỷ lệ cán bộ người DTTS có trình độ đại học trở lên còn rất khiêm tốn nhưng trong chính sách nêu trên không hề đề cập tới thu hút, đãi ngộ cán bộ người DTTS tại chỗ có trình độ cao. Do đó, cần phải xây dựng bổ sung chính sách thu hút, sử dụng cán bộ người DTTS, chính sách luân chuyển cán bộ người DTTS. Các cơ quan tổ chức - cán bộ, cơ quan tài chính, kế hoạch cần kết hợp với các ban tham mưu ban hành chính sách đãi ngộ vừa hấp dẫn, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, vừa tạo cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, vừa thể hiện được tính ưu việt của chế độ...

Trong điều kiện chỉ tiêu biên chế Trung ương giao còn hạn hẹp; đồng thời đang trong quá trình tinh giản biên chế, đòi hỏi phải xây dựng và ban hành chính sách bố trí, sử dụng phù hợp với địa phương, tiếp nhận số sinh viên sau khi ra trường về địa phương công tác, đặc biệt là con em đồng bào DTTS. Tinh giản biên chế không đồng nghĩa với hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng, mà nhằm mục đích nâng cao chất lượng ĐNCB và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy vì cán bộ chính là sợi dây chuyền của bộ máy đó.

Cùng với việc bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS theo quy hoạch, tích cực thực hiện luân chuyển cán bộ thành nề nếp, thường xuyên. Căn cứ vào quy hoạch, vào đặc điểm địa phương, của từng cấp, từng ngành và căn cứ năng lực sở trường của từng cán bộ, xây dựng kế hoạch luân chuyển chặt chẽ theo quy trình, tránh ồ ạt, hình thức. Làm tốt công tác tư tưởng cho các đồng chí trong diện luân chuyển. Đồng thời, quan tâm giải quyết thỏa đáng chính sách chế độ đối với cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng khi được luân chuyển tới nơi công tác mới, để cán bộ yên tâm công tác, cuộc sống gia đình và của bản thân bớt khó khăn, xáo trộn, nhất là những cán bộ được luân chuyển tới vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)