Phân tích tình hình biến động, cơ cấu của lượng tiền gửi và lượngcước theo các địa bàn từ 2003-

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 04/2006 – 03/2007 (Trang 45 - 49)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MARKETING CỦA DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.Phân tích tình hình biến động, cơ cấu của lượng tiền gửi và lượngcước theo các địa bàn từ 2003-

theo các địa bàn từ 2003-2005

5.1. Phân tích tình hình biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn

Qua bảng số liệu 11 (trang 46) cho thấy:

Trên địa bàn 4 Quận: Tổng lượng tiền gửi trên địa bàn thì năm 2005 tăng so với năm 2004 là 22,063 tỷ đồng về lượng, về tỷ lệ tăng 17% so với năm 2004. Còn năm 2004 thì tăng 8,18 tỷ đồng về lượng tiền gửi, về tỷ lệ tăng 6,82% so với năm 2003.

Địa bàn huyện Phong Điền: Về lượng tiền gửi thì năm 2005 tăng về lượng 492 triệu đồng, về tỷ lệ 81,26% so với năm 2004. Còn năm 2004 tăng cao hơn năm 2003 là 47,15 triệu đồng, về tỷ lệ là 9,79%.

Địa bàn huyện Cờ Đỏ: Về lượng tiền gửi: năm 2005 tăng về lượng 563 triệu đồng, về tỷ lệ 32,72% so với năm 2004. Còn năm 2004 tăng là 150 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 9,6% so với năm 2003

Địa bàn huyện Thốt Nốt: Về lượng tiền gửi thì năm 2005 giảm về lượng 6,38 tỷ đồng, về tỷ lệ giảm 33,14% so với năm 2004. Còn năm 2004 tăng về lượng là 2,075 tỷ đồng, tức tăng 12,06% so với năm 2003.

Địa bàn huyện Vĩnh Thạnh: Về lượng tiền gửi thì năm 2005 tăng về lượng 1,124 tỷ đồng; về tỷ lệ tăng 40,57% so với năm 2004. Còn năm 2004 tăng so với năm 2003 là 362 triệu đồng, về tỷ lệ là tăng 15,07%.

Như vậy, qua sự phân tích trên cho thấy thị trường 4 quận trung tâm là có lượng tiền gửi tăng lên chủ yếu, chỉ trong trong hai năm 2003-2005 đã tăng trên 30 tỷ đồng mặc dù có tỷ lệ tăng không cao như các thị trường của các huyện. Các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh có tỷ lệ tăng trưởng rất cao qua ba năm, đặt biệt năm 2005 mặc dù vậy thì quy mô của các thị trường trên còn rất nhỏ.

Qua hình 14 biểu diễn sự thay đổi cơ cấu qua các năm cho thấy thị trường chiếm cơ cấu chủ yếu là 4 quận trung tâm, năm 2005 đã chiếm 88,23%, quy mô thị trường này là rất lớn và còn tiềm năng tăng trưởng. Trong số các huyện, thì thị trường huyện Vĩnh Thạnh là có cơ cấu tăng nhiều nhất từ 1,7% - 2003 đến năm 2005 là 2,29%. Tiếp theo sau đó là các thị trường huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền. Còn huyện Thốt Nốt thì giảm mạnh ở năm 2005

Bảng 11: Phân tích biến động lượng tiền gửi trên các địa bàn ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 4 Quận 119.963.788.100 128.145.143.560 150.208.397.366 8.181.355.460 6,82 22.063.253.806 17,21 Phong Điền 481.554.757 528.709.620 958.373.700 47.154.863 9,79 429.664.080 81,26 Cờ Đỏ 1.572.134.649 1.723.128.150 2.287.053.700 150.993.501 9,60 563.925.550 32,73 Thốt Nốt 17.208.500.890 19.284.241.596 12.891.902.620 2.075.740.706 12,06 -6.392.338.976 -33,14 Vĩnh Thạnh 2.407.773.787 2.770.587.549 3.894.667.535 362.813.762 15,07 1.124.079.986 40,57 Tổng 141.633.752.183 152.451.810.475 170.240.394.921 10.818.058.292 7,64 17.788.584.446 11,67 Nguồn: Phòng Nghiệp Vụ, 2006

Hình 16: Biểu diễn cơ cấu lượng tiền gửi trên các địa bàn từ 2003-2005

Bảng 12: Phân tích lượng cước trên các điạ bàn

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2004 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004

Số tiền % Số tiền % 4 Quận 1.175.818.043 1.291.771.413 1.476.789.413 115.953.370 9,86 185.018.000 14,323 Phong Điền 5.553.979 7.730.359 16.156.858 2.176.380 39,19 8.426.499 109,01 Cờ Đỏ 16.120.086 18.552.440 31.684.022 2.432.354 15,09 13.131.582 70,78 Thốt Nốt 130.044.392 133.615.425 134.393.451 3.571.033 2,75 778.026 0,58 Vĩnh Thạnh 27.092.582 36.084.174 53.089.324 8.991.592 33,18 17.005.150 47,13 Tổng 1.354.629.082 1.487.753.811 1.712.113.068 133.124.729 9,83 224.359.257 15,08 Nguồn: Phòng Nghiệp Vụ, 2006

Ghi chú: Ở năm 2003, cơ cấu địa giới hành chính của Thành Phố Cần Thơ chưa chia tách như năm 2004, 2005 nên lượng Tiền gửi, lượng Cước trên được phòng Nghiệp Vụ chia tách tương ứng với cơ cấu địa giới hành chính mới

5.2. Phân tích tình hình biến động lượng cước trên các địa bàn

Qua bảng 12 (trang 47)

Trên địa bàn 4 quận trung tâm: về lượng cước thì năm 2005 tăng 185 triệu đồng so với năm 2004, về tỷ lệ tăng 14,32% so với năm 2004. Còn năm 2004 thì tăng 115 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 9,86% so với năm 2003

Địa bàn huyện Phong Điền: Về lượng cước thì năm 2005 tăng về lượng 8,42 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 109% so với năm 2004. Lượng cước năm 2004 đã tăng hơn năm 2003 là 2,176 triệu, về tỷ lệ đã tăng hơn 39,19%.

Địa bàn huyện Cờ Đỏ: Về lượng cước thì năm 2005 tăng về lượng 13,13 triệu đồng, về tỷ lệ 70,78% so với năm 2004. Lượng cước năm 2004 tăng 2,432 triệu đồng, về tỷ lệ là 15,09% so với năm 2003.

Địa bàn huyện Thốt Nốt: Lượng cước trên địa bàn quận thốt nốt tăng một lượng rất nhỏ.

Địa bàn huyện Vĩnh Thạnh: Về lượng cước năm 2005 tăng về lượng 17 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 47,12% so với năm 2005. Lượng cước năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8,991 triệu đồng, về tỷ lệ tăng 33,18%.

Như vậy, thị trường có lượng cước tăng trưởng về lượng nhiều nhất vẫn là 4 quận trung tâm. Về tốc độ tăng rất nhanh là thị trường các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thành. Điều này chứng tỏ rằng đây thị trường trọng điểm hàng đầu của BĐTPCT trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Về cơ cấu lượng tiền gởi và cước: Qua hình 15 cơ cấu cước và cơ cấu tiền gửi thì thị trường trọng điểm qua hai năm chủ yếu là 4 quận với cơ cấu tiền gởi và cước trên 80%. Với thị trường 4 quận và Thốt nốt thì về cơ cấu Tiền gửi năm 2005 là 97% và năm 2006 là 96%, về cước thì năm 2005 là 96%, năm 2005 là 94 %. Mặc dù có sự giảm nhẹ về tỷ trọng nhưng thị trường quan trọng vẫn là 4 Quận và huyện Thốt Nốt chiếm hơn 95% về cơ cấu và 94% cơ cấu tiền gởi. Vì vậy, mà chúng ta cần dành nhiều nguồn lực để tiếp tục duy trì và triển hơn nữa thị trường 4 quận nội thành.

Nhận xét chung:

Như vậy qua tốc độ tăng trưởng và cơ cấu thì thị trường chủ yếu là 4 quận, với tốc độ phát triển tiền gởi và cước tăng mạnh tuy không nhiều như các huyện như do tổng qui mô lớn gấp nhiều lần nên sự tăng trưởng trên toàn bộ thị trường

chủ yếu do sự tăng trưởng trên thị trường 4 quận nội thành. Vì vậy mà thị trường 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, Cái Răng là thị trường chiến lược chính và cần được nghiên cứu, chọn lọc các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, tăng thị phần Các huyện khác như : Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh với mức tăng trưởng cực nhanh tuy nhiên qui mô thị trường còn nhỏ nên xét về tổng thể thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Tuy vậy các thị trường này vẫn cần được quan tâm xem xét để có những phương thức phát triển hợp lý.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho dịch vụ chuyển tiền trong nước ở Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ giai đoạn 04/2006 – 03/2007 (Trang 45 - 49)