Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 89 - 103)

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T4, Sđd, tr.33.

2.3.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý

đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.3.4.1. Cần thiết phải tiến hành kết hợp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân đối với phong cách người lãnh đạo, quản lý

Cán bộ đảng viên ta nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng hoạt động trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành. Trong bản thân họ luôn mang trách nhiệm của một người đảng viên trước Đảng, một công dân, một cán bộ trước nhà nước và trước nhân dân. Phong cách lãnh đạo quản lý của họ được thể hiện thông qua quan hệ của họ đối với công việc, với tổ chức và với nhân dân. Cán bộ lãnh đạo quản lý, bản thân họ là đảng viên, dù hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải chấp hành cương lĩnh chính trị, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, có nghĩa là họ luôn bị chi phối bởi 2 bộ luật, đó là “Luật của Đảng” và “Luật của Nhà nước”. Bản thân họ luôn bị điều chỉnh bởi ý thức đạo đức, ý thức chính trị và ý thức pháp quyền, các hình thái ý thức đó tuy có phạm vi, cách thức điều chỉnh khác nhau nhưng hoàn toàn thống nhất với nhau, cùng đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử của cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.

Công tác kiểm tra, thanh tra ngoài những điểm giống nhau còn nhiều điểm khác nhau; kiểm tra đảng thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, thanh tra lại thuộc lĩnh vực quản lý của Nhà nước. Hoạt động kiểm tra và thanh tra đều phải tuân thủ chức năng, nhiệm vụ riêng, mang tính độc lập nhưng cũng cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ nhằm xây dựng, bảo vệ hệ thống chính trị XHCN với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân lao động làm chủ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thực sự là công bộc của nhân dân.

Tuy công tác kiểm tra đảng, thanh tra nhà nước có nội dung, phạm vi, đối tượng riêng nhưng một cán bộ lãnh đạo, quản lý lại là đối tượng của cả kiểm tra đảng và thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, hành vi của họ có thể được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ, điều này không hề mâu thuẫn mà hoàn toàn thống nhất.

Khi nói về sự cần thiết phải kết hợp kiểm tra Đảng, thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, Hồ Chí Minh đã nhận định: Những người lãnh đạo trông từ trên xuống chỉ thấy một mặt của công việc. Trái lại quần chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người. Nhưng sự trông thấy từ dưới lên ấy cũng có hạn. Do đó muốn giải quyết vấn đề có hiệu quả, ắt phải kết hợp kinh nghiệm của hai bên lại, nghĩa là phải kết hợp cả kiểm tra, thanh tra từ trên xuống và kiểm tra, thanh tra từ dưới lên.

2.3.4.2. Yêu cầu cụ thể nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý

* Thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của từng tổ chức.

Thứ nhất, ủy ban Kiểm tra phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng đối với việc xây dựng, thực hiện phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao công tác kiểm tra, giám sát. Người đã thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn luôn xem lại những Nghị quyết và Chị thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không như vậy, thì những Nghị quyết và Chỉ thị đó không chỉ là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát cũng như “Ngọn đèn pha”, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm chúng ta đều biết rõ. Có thể nói chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra, giám sát. Nếu tổ chức kiểm tra, giám sát chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm.

Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ sửa chữa mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng. Đối với một Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác kiểm tra, giám sát càng có tác dụng và tầm quan trọng đặc biệt.

Đối tượng kiểm tra là “người” và “việc”, trong đó phong cách của người lãnh đạo quản lý lại thể hiện qua cả việc và người, vì vậy không thể bóc tách thành đối tượng riêng để xem xét, đánh giá. Việc kiểm tra kết quả công tác đạt được đơn giản hơn; còn việc kiểm tra, giám sát lề lối làm việc khó khăn hơn vì phải kiểm tra sự đúng đắn của công việc, kiểm tra, giám sát hệ thống tổ chức lao động, nghĩa là phải kiểm tra, giám sát quy trình làm việc và tác phong công tác. Kết quả công tác và lề lối, tác phong công tác có mối quan hệ biện chứng, trong đó hiệu quả công tác về cơ bản là hệ quả của lề lối,

tác phong công tác. Kết quả công tác dễ nhận thấy, tác phong và lề lối làm việc phải thông quan kiểm tra, giám sát rất cụ thể, tỷ mỉ. Nếu chỉ đơn thuần thông qua việc mà đánh giá người thì có thể dẫn đến những sai lầm chủ quan nếu không tìm hiểu căn nguyên của thành công hay thất bại.

Về vai trò của kiểm tra đối với phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh coi kiểm tra, giám sát như một phương tiện, một liều thuốc đặc hiệu chống lại căn bệnh “Nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo” và bệnh quan liêu bàn giấy, bệnh tham nhũng, lãng phí v.v. Muốn vậy, khi kiểm tra, giám sát không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ, báo cáo, ngồi trong phòng chờ người ta báo cáo mà phải đi đến tận nơi, xem tại chỗ; Kiểm tra phải dùng cách thức tự phê bình và phê bình để làm rõ mọi khuyết điểm và tìm cách sửa chữa mọi khuyết điểm ấy.

Kết hợp tốt kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ. Kết hợp tốt các hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp và kiểm tra, giám sát gián tiếp; không nên và tuyệt đối không nên chỉ tiến hành độc nhất một hình thức nào đó. Cần có sự kiểm tra, giám sát trên thực tế, chứ không chỉ kiểm tra, giám sát trên giấy tờ, sổ sách, lời nói chung chung mà phải trực tiếp thông qua công việc, thông qua tiếp xúc với con người.

Như vậy, kiểm tra, giám sát phải kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát; kiểm tra, giám sát từ dưới lên, từ trên xuống; giám sát thường xuyên, liên tục; kiểm tra, giám sát trực tiếp, gián tiếp; Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, bất thường. Kiểm tra giám sát từ trên xuống - tức là người lãnh đạo kiểm tra, giám sát kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra, giám sát từ dưới lên - tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa đó.

Công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận không thể tách rời trong công tác tư tưởng và công tác tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, nhiệm vụ chính trị của Đảng, đồng thời còn nhằm quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.

Hoạt động kiểm tra có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc uốn nắn, sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ thị, nghị quyết và góp phần “hoàn chỉnh” ngay bản thân người cán bộ lãnh đaọ, quản lý.

Công tác kiểm tra là công cụ rất hiệu nghiệm để đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, lột mặt nạ, đuổi ra khỏi Đảng những kẻ cơ hội, thoái hoá, biến chất, làm trong sạch Đảng.

Muốn làm tốt công tác kiểm tra đảng, phải kết hợp tốt các hoạt động kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra, đặc biệt tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp.

Thứ hai, làm tốt công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra nhân dân.

Về thanh tra nhà nước: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Nhà nước, có thể thấy đó là một công việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước, theo các quy định của pháp luật. Để bao quát mọi cấp, mọi lĩnh vực, hệ thống thanh tra của chúng ta được lập theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực.

Về thanh tra nhân dân: Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của quần chúng nhân dân trong xây dựng Đảng, trong quá trình kiểm tra, thanh tra sẽ càng làm tăng thêm mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ vừa khó khăn vừa phức tạp phải được quần chúng nhân dân ủng hộ, vì những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên, do nhiều nguyên nhân, có thể tổ chức và cán bộ kiểm tra, thanh tra không phát hiện được, hoặc không phát hiện kịp thời nhưng không thể che giấu được trăm ngàn "tai mắt" của nhân dân.

Mọi quyết định của người lãnh đạo, quản lý đều trực tiếp tác động đến nhân dân. Việc đóng góp về phong cách làm việc đối với cán bộ lãnh đạo quản lý vừa là quyền và nghĩa vụ của nhân dân, nó đảm bảo cho công tác xem xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý được đúng đắn và toàn diện hơn.

Thực tế những năm qua, quần chúng nhân dân đã phát hiện nhiều trường hợp đảng viên vi phạm ở nhiều lĩnh vực như: phẩm chất lối sống, vi phạm Luật đất đai, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm v.v...

Vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở với cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân kiểm tra là vấn đề quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất trong thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng

định rõ: “Kiểm soát có hai cách: một là từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm soát những kết quả công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên, tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ các cách sửa chữa sự sai lầm đó”1.

Dân kiểm tra phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý theo Hồ Chí Minh là kiểm tra từ dưới lên. Có điều cán bộ tự bản thân không nhìn thấy được mà dân lại nhìn thấy. Dân là người cảm nhận sâu sắc nhất về phong cách làm việc của cán bộ thông qua mối quan hệ của cán bộ với công việc, với tổ chức và quan hệ của họ với dân.

Mọi chủ trương chính sách, công việc đều đi đến dân, phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng thể hiện trong mối quan hệ với dân, hay nói cách khác dân là người phản ánh chính xác nhất về phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý.

Dân được quyền trực tiếp tham gia bỏ lá phiếu bầu chọn người thay mình vào cơ quan đại diện để gánh vác công việc chung mà dân trao cho. Như vậy là dân đã xem xét, lựa chọn về phong cách lãnh đạo của cán bộ mà mình bầu chọn.

Dân đến gặp trực tiếp hoặc có đơn thư gửi đến các cá nhân và yêu cầu được trả lời những vấn đề có liên quan đến họ. Khi phát hiện những sai lầm của người lãnh đạo quản lý người dân phải kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thực hiện chế độ công khai và tổ chức tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ dân kiểm tra

Dân có quyền trực tiếp chất vấn cơ quan, cán bộ, quyền góp ý, phê bình và đề nghị cấp có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi chức những cán bộ làm việc vi phạm đến lợi ích của dân, vi phạm pháp luật.

Mặt trận và các đoàn thể là của dân để bênh vực quyền lợi cho dân. Dân thông qua các tổ chức của mình mà thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mặt trận và các Đoàn thể phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để làm tốt chức năng phản biện xã hội, thể hiện đầy đủ, đúng đắn nhất quyền của dân trong giám sát phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trồng thời gian qua, chúng ta đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thực tế cho thấy, nhân dân ở nhiều nơi đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất

cao khi nhận xét, đánh giá về cán bộ lãnh đạo quản lý, họ tham gia chất vấn với mục đích để cho cán bộ tự nhìn nhận đánh giá đúng về mình, biết chăm lo tới lợi ích của dân hơn, biết tôn trọng ý chí nguyện vọng của dân hơn.

Một mặt, cần xây dựng và thực hiện đúng quy chế kiểm tra, giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu thực hành dân chủ triệt để ở mọi khâu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Mặt khác, cần phát huy tinh thần thái độ cầu thị của cán bộ lãnh đạo, quản lý khi tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của dân như tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Thường xuyên tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Động viên quần chúng giám sát, nhận xét, góp ý kiến với đảng viên.”1

2.3.4.3. Xây dựng quy chế phối hợp công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và thanh tra Nhà nước đối với phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đặt vấn đề cần “Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân”2 và yêu cầu “Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa ủy ban Kiểm tra của Đảng với Thanh tra của Chính phủ”3.

Kết hợp kiểm tra Đảng với thanh tra Nhà nước, đó là yêu cầu tất yếu đối với Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh cho rằng, trong công tác cán bộ, nếu giao việc mà không kiểm tra, giám sát đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ.

Khi Đảng giữ vai trò lãnh đạo xã hội, đảng viên của Đảng hoạt động trên khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Do vậy, vi phạm phong cách lãnh đạo của đảng viên có liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng khác nhau. Mặt khác, có những đảng viên tham gia nhiều cấp lãnh đạo, tham gia nhiều cấp uỷ. Có thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng trong kiểm tra, thanh tra mới hỗ trợ bổ sung cho nhau về mặt chuyên môn nghiệp vụ, mới phát huy được sức mạnh tổng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)