Thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan khoa học và trí tuệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 45 - 48)

khoa học và trí tuệ

N

Nggưườờii xxưưaa nnóóii:: “Thiếu nhiệt hứng tất không thành đại sự”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Muốn lên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.

Nói về tầm quan trọng của nhiệt tình cách mạng ở người cán bộ, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cho rằng:

“Phải có tri thức cách mạng, đồng thời phải có quyết tâm sâu sắc muốn cải tạo thế giới, tức là phải có tinh thần cách mạng triệt để. Bất kỳ người nào, dù đọc bao nhiêu sách vở, là viện sĩ của bao nhiêu viện hàn lâm, nhưng nếu thiếu quyết tâm sâu sắc muốn cải tạo thế giới, không có nhiệt tình cách mạng đầy đủ, thì người đó cũng không thể hiểu được chủ nghĩa Mác - Lênin, không thấy được đúng đắn sự phát triển xã hội. Vì sao có học vấn uyên bác như Cau-xki, Pơ-lê-kha-nốp, những người mà Lê-nin đã có lúc tôn làm thầy, cuối cùng lại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cơ hội? ấy là vì cuối cùng ngọn lửa của tình cảm đã tắt trong lòng họ; vì khi tình cảm cách mạng đã tắt thì tri thức của họ trở thành vô dụng, hơn nữa, nguy hiểm”1.

Nhiệt tình cách mạng là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo. Lòng thiết tha yêu nước, thương dân là động lực chân chính thôi thúc người lãnh đạo đêm ngày chuyên tâm lo toan cho công việc. Chỉ có tận tâm, say mê, trăn trở với công việc, người lãnh đạo mới có sự tìm tòi sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới hình thành được những phương án sáng tạo để thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Chỉ có thực sự vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách mạng, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới có đủ sáng suốt, có lòng dũng cảm và kiên quyết gạt bỏ những “vật cản’ kìm hãm sự phát triển để xây dựng lối làm ăn mới có hiệu quả, thực sự khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển. Những cán bộ không vì mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, mang nặng chủ nghĩa cá nhân thì toàn bộ “trí tuệ anh minh” của họ chỉ lo chạy theo tiền tài, danh vọng, chức quyền, bổng lộc; họ sẵn sàng “hy sinh” tất cả, kể cả việc bán rẻ đạo đức, nhân phẩm, thậm chí không từ hành động nhúng tay vào tội ác để thu nhiều tiền và giữ được địa vị cá nhân của mình.

Song, nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi nó kết hợp chặt chẽ với tính trung thực, có tri thức khoa học, cách mạng, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan. Phong cách làm việc có hiệu quả của người lãnh đạo, quản lý đòi hỏi có sự thống nhất cao độ giữa tôn trọng quy luật khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. Người lãnh đạo quản lý nhận

1

Lê Duẩn: Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr122.

thức được quy luật, vận dụng được tri thức, kinh nghiệm thích ứng với sự vận động của quy luật thì sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo trong lựa chọn các biện pháp, giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp.

Trong mọi công việc cơ bản người cán bộ lãnh đạo, quản lý đều phải có điều tra nghiên cứu, phân tích khoa học, thực tế khách quan với thái độ trung thực “nhìn thẳng vào sự thật”, đánh giá đúng thực chất tình hình, xem xét, cân nhắc kỹ hoàn cảnh cụ thể, xác định rõ những quan hệ bên trong các sự kiện đang xảy ra và những yếu tố bên ngoài ở địa phương khác, ngành khác, trong nước và cả trên thế giới có liên quan, từ đó mà tìm ra những mắt khâu chủ yếu. Biết “nắm bắt việc lớn, bỏ qua việc nhỏ”, để đi đến những quyết định chính xác, tối ưu. Đồng thời, phải có tầm nhìn xa, trông rộng, biết giải quyết một cách khoa học giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không khi nào lãng quên tính hiệu quả trong công việc. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn, thì việc xây dựng một phong cách làm việc khách quan, khoa học lại càng quan trọng và cần thiết. Thực tiễn đã bắt chúng ta phải trả giá rất đắt cho sự chủ quan, nóng vội, đem thay thế sự phân tích đánh giá khách quan, bằng cách đánh giá tình hình theo cảm tính chủ quan, áp đặt.

Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tính khoa học. Nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệu quả cao khi họ có tri thức, thực sự am hiểu công việc, đặc biệt phải tinh thông nghiệp vụ theo cương vị mình phụ trách. Có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới làm sai đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại một cách vô ý thức. “Nhiệt tình cộng với dốt nát bằng đại phá hoại”. Điều đó đã được thực tế cuộc sống chứng minh là hoàn toàn đúng. Không ít người có những ý muốn tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức đã dẫn đến phá hoại những dự định hay của mình.

Một đặc điểm chủ yếu của tình hình thế giới ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống của các quốc gia và nhân loại. Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ với 2 đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đó là một thách thức lớn với những người lãnh đạo, quản lý trong thế kỷ XXI này. Để kết hợp được tính nhiệt tình cách mạng với tính khoa học trong phong cách làm việc của mình, nhất định cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và nhất là tự học tập, nghiên cứu, phấn đấu để có một nền tảng lý luận chính trị và tri thức khoa học cơ bản, có hiểu

biết chuyên môn, nghề nghiệp vững chắc phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình. Đồng thời, họ phải luôn tự nâng cao, đổi mới nhận thức, học vấn và tri thức khoa học của mình. Luôn biết tranh thủ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý, hoàn thiện phong cách làm việc khoa học của mình.

- Trong làm việc phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Trong thời đại kinh tế tri thức, nhân tài là nguồn lực quan trọng bậc nhất. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải biết phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài. Chọn nhân tài và dùng đúng người đúng việc là sự bảo đảm cho việc thực thi các quyết sách có tính khoa học.

- Biết sử dụng bộ máy, những cộng sự, chuyên gia, cơ quan giúp việc để nắm được thông tin cần thiết, chính xác. Phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau để lựa chọn ý kiến đúng, tránh nhầm lẫn. Kết hợp điều tra, nghiên cứu của bộ máy giúp việc và của bản thân người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý phải tỉnh táo, khách quan để đề ra yêu cầu với bộ máy giúp việc và chính bản thân mình.

- Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp với thực tế. Phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc vấn đề mới đi đến quyết định. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.

- Lãnh đạo, quản lý phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình; “Chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”; lãnh đạo toàn diện và cụ thể. cẩn thận và nhanh nhẹn, kịp thời.

- Phải thường xuyên chú ý tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tập thể và địa phương để làm phong phú thêm hiểu biết mọi mặt và ngày càng hoàn thiện hơn phong cách làm việc của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 45 - 48)