Thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 53 - 55)

làm

Đặc trưng này trong phong cách làm việc của người lãnh đạo được quy định bởi vai trò của Đảng với tư cách là đội tiền phong là lãnh tụ chính trị của quần chúng. Quần chúng cần có Đảng là cần một trí tuệ anh minh soi sáng con đường đấu tranh cách mạng cho họ. Đồng thời, quần chúng cũng cần Đảng là người tổ chức, tập hợp, giác ngộ và dẫn dắt họ trên con đường đấu tranh. Còn Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân vì dân, cơ chế hoạt động của Nhà nước này cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của nó phải có phong cách làm việc của các công bộc của nhân dân lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm.

Muốn vậy, trong tình hình mới, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận, trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Không thể mượn cớ bận công việc để lơ là việc học tập nói chung và lý luận nói riêng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nắm vững quan điểm lý luận, lĩnh hội được thực chất tinh thần, phương pháp luận của các vấn đề lý luận chính trị chứ không phải theo cách tầm chương trích cú kiểu kinh viện. Đồng thời, phải chủ động kế thừa, tiếp biến các tinh hoa tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại. Có trình độ lý luận và kiến thức nền tảng rồi, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực sự nắm thật chắc những văn kiện Đảng, pháp luật Nhà nước liên quan đến công việc, lĩnh vực hoạt động của mình, để có thể áp dụng và chỉ đạo linh hoạt, hiệu quả trong thực tiễn.

Để có thể liên hệ lý luận với thực tiễn, cán bộ lãnh đạo quản lý cũng phải nắm thực tiễn một cách thực sự khoa học. Phải nghiên cứu thực tiễn một cách khách quan, phát hiện vấn đề mấu chốt, nổi cộm, vấn đề mới trong thực tiễn cần vận dụng sáng tạo lý luận để giải quyết. Muốn vậy, phải có quan điểm khách quan, toàn diện, hệ thống, lịch sử và cụ thể trong phân tích, đánh giá thực tiễn. Tránh việc chỉ thấy cây không thấy rừng, thấy hiện tượng mà không nắm được bản chất của sự việc, thấy sự việc trong trạng thái tĩnh chứ không nắm được quá trình phát triển của nó,v,v.

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý với vai trò làm những “mưu sĩ” của Đảng, những lãnh tụ của phong trào, những chuyên gia quản lý của Nhà nước phải là những người có trí tuệ, có nhận thức lý luận sâu rộng, có năng lực tư duy khoa học, nắm được các quy luật vận động khách quan của sự vật; đồng thời cũng là người có năng lực vận dụng tri thức khoa học vào tổ chức thực tiễn, là người am hiểu tình hình, có đủ tri thức để phân

tích tình hình cụ thể một cách cụ thể và toàn diện, xác định đúng phương hướng hành động của bản thân và tập thể, địa phương do mình lãnh đạo, quản lý, phù hợp với quy luật khách quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai phẩm chất ấy được thể hiện trong sự thống nhất giữa lời nói và việc làm thường ngày của người cán bộ.

Phong cách lời nói đi đôi với việc làm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chính là những mệnh lệnh đầy sức thuyết phục cho cán bộ cấp dưới và quần chúng tin theo. Uy tín của người lãnh đạo chỉ thực sự “sâu rễ, bền gốc” trong lòng cán bộ dưới quyền và quần chúng lúc đương quyền cũng như khi đã thôi chức khi họ thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực sự mẫu mực trong công tác và lối sống. Đáng tiếc, trên thực tế hiện nay, bên cạnh những cán bộ miệng nói tay làm, xông xáo, lăn lộn với công việc, mẫu mực trong lối sống, nêu tấm gương trong sạch, thu phục, cuốn hút quần chúng, vẫn còn không ít những cán bộ nói hay, nhưng làm lại dở, nói nhiều nhưng làm ít, thậm chí có người nói mà không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo. Những người đó đã làm phai mờ niềm tin trong sáng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gieo rắc sự hoài nghi về thanh danh và uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Thực trạng trên nếu không sớm được khắc phục, sẽ trở thành một trong những nguy cơ dẫn tới sự bài bác, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chế độ Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng quản lý đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng chỉ có thể giữ vững và thật sự xứng đáng với vai trò lãnh tụ chính trị của quần chúng, Nhà nước lấy lại uy tín và niềm tin của quần chúng nhân dân, khi Đảng, Nhà nước xây dựng được phong cách lời nói đi đôi với việc làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cho mọi Đảng viên của Đảng. Trách nhiệm đó thuộc về Đảng, Nhà nước và cũng là trách nhiệm cá nhân của mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nếu nói nhiều, làm ít, hoặc nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ bị bị xem thường, họ bị mất niềm tin trong quần chúng. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục cho mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều này một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Trong giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Người nói: Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý tư tưởng và hành động không nhất trí thì khác nào “trống đánh xuôi, kèn

thổi ngược”, như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm được cách mạng.

Ngày nay, cán bộ, đảng viên, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải quán triệt và thực hiện yêu cầu của Đảng ta nêu ra tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa IX:

“Toàn Đảng, trước hết là Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành kiên quyết thực hiện: Nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chính sách pháp luật”1.

Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý và cả gia đình họ cần phải thực sự là tấm gương về mọi mặt cho quần chúng noi theo. Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện trong mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nâng cao chất lượng sinh hoạt phê bình và tự phê bình trong Đảng; động viên và tổ chức để quần chúng góp ý xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Nói đi đôi với làm là cái quyết định làm nên uy tín, chữ TíN ở người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý bất kể quan hệ với ai, quan hệ như thế nào, điều quan trọng nhất là phải giữ chữ tín. Một cán bộ lãnh đạo, quản lý, nếu được quần chúng tín nhiệm coi lời cán bộ đó nói ra, nhất định sẽ thực hiện được, thì người cán bộ đó đã ở vào vị trí không bao giờ thất bại. Giành được sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân với lời nói của mình, là cách làm việc tốt nhất và vô giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 53 - 55)