Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 78 - 83)

hiện nay

2.3.3.1.Phương hướng cơ bản xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trong đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước của dân, do dân, vì dân, cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực của nhân dân là cội nguồn của nhà nước. Nhân dân ở đây trước hết là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần cho sự tồn vong của xã hội và quốc gia. Tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn và vị trí sáng tạo lịch sử của nhân dân mà nhìn nhận vai trò chủ nhân đất nước và nguồn gốc của quyền lực: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân". Vấn đề rất quan trọng và làm thế nào đề thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của nhân dân và quản lý nhà nước thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra và phản biện xã hội. Thông qua đó nâng cao và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong đời sống kinh tế chính trị của đất nước.

Trong đổi mới hệ thống chính trị cần xác định rõ rằng còn đường xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là con đường khó khăn, gian khổ, nhiều thách thức đang ở phía trước. Đối với Việt Nam, Nhà nước pháp quyền đã có những tiền đề rất cơ bản nhưng vẫn còn dừng lại ở tính mục tiêu, chứ chưa phải là một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện thực theo đúng nghĩa của nó. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quá trình tiếp tục phát triển dựa trên các tiền đề vốn có của nó, biến khả năng thành hiện thực.

Từ những phân tích ở trên, căn cứ vào chủ trương các Nghị quyết của Đảng ta về xây dựng nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể nêu ra phương hướng chung về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

- Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thừa nhận và khẳng định Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.

- Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước và quản lý xã hội. Đó là nội dung căn bản, mang tính chủ đạo trong phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là một thể thống nhất, với những nội dung cụ thể như: nhân dân tham gia vào xây dựng và hoạch định các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; tham gia quá trình củng cố bộ máy nhà nước, quản lý nhà nước: tham gia giám sát việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, đánh giá về hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực hiện đúng lời Bác Hồ "dân là chủ và dân làm chủ".

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện lý luận về đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước, trước hết là tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, cải cách nền hành chính nhà nước và cải cách tư pháp, làm cho bộ máy nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh đáp ứng và ngang tầm những yêu cầu mới và đưa những lý luận đó ứng dụng trong thực tiễn.

- Tiếp tục hoàn thiện lý luận về Đảng cầm quyền, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể xã hội, trong đó mối quan hệ Đảng và Nhà nước là chủ tất yếu nhất.

- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật. Cần xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, hoàn thiện với tính công khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể quần chúng và các hội nghề nghiệp theo tinh thần nâng cao vai trò phản biện xã hội và giám sát xã hội của các tổ chức này.

2.3.3.2. Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là phải biết phát huy và thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Lãnh đạo, quản lý tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng đều có điểm chung: là cách con người ứng xử với con người, là cách làm việc với con người, là quy

trình ảnh hưởng và tác động đến con người và tổ chức. Một vấn đề cơ bản của lãnh đạo, quản lý là niềm tin, gây cảm xúc, hứng thú làm cho người ta hăng say trong hoạt động với tinh thần tự giác và sáng tạo. Thực hành dân chủ trong lãnh đạo, quản lý là biện pháp để phát huy tiềm năng sáng tạo và lòng hăng hái của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Từ sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy một tình trạng: trong cán bộ và đảng viên chúng ta chắc không thiếu những người có năng lực và sáng kiến, nhưng có những người như thể bị "dìm xuống, không được cất nhắc"; chúng ta thường nêu vấn đề phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái, nhưng cán bộ, đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Theo Người, nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều, nhưng trước hết là vì: "Cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng"1, "cách lãnh đạo của ta không được dân chủ...Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế"2. Kết luận rút ra ở đây là, nếu lãnh đạo, quản lý mất dân chủ thì rất nguy hiểm, đáng sợ, sẽ làm thui chột tài năng, triệt tiêu mọi sự sáng tạo và hăng hái làm việc của cấp dưới và nhân dân. Yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng nói chung cũng như đối với những cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng là phải: Nâng cao mở rộng dân chủ ra, khuyên cán bộ đảng viên, bày cho họ suy nghĩ, bày cho họ học hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tòi, đề nghị, làm những việc ích lợi cho quần chúng.

Dân chủ đòi hỏi "người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu". Muốn hiểu thấu phải biết lắng nghe. Đây là yêu cầu đầu tiên có tính chất quyết định đến thành bại của người lãnh đạo, quản lý. Vì nếu quan liêu tự mãn, kiêu ngạo mà không nghe, không thấy, không hiểu lòng người và tình hình thì nhất định sẽ sai lầm, thất bại. Người lãnh đạo, quản lý dù có thông minh, tài giỏi, trình độ học vấn cao, có người kinh nghiệm nhưng vẫn chưa đủ.

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr 241.

Bởi vì như Người thường nói, không ai có thể hiểu được mọi thứ, làm hết mọi việc. Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy. Để bù đắp sự thiếu hụt đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh đạo, quản lý chỉ có một cách duy nhất là biết cách lắng nghe, biết thực hành dân chủ. Điều thông minh của người phụ trách, sức mạnh của lãnh đạo không phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làm lấy, mà quan trọng hơn chính là ở chỗ biết tập hợp và phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về chất bởi sự thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo. Nói cách khác là nói người lãnh đạo, quản lý không thể lấy hiểu biết, ý muốn chủ quan của mình thay thế cho việc tiếp nhận thông tin nhiều chiều, đa dạng, mà phải "lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những "người không quan trọng", để làm giàu trí tuệ của mình, vươn tới chân lý.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, không quen nghe, hoặc không chịu nghe những lời nói thẳng. "Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học ưu điểm của những người khác. Biết vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng"1; vì hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên làm không nổi.

Do kiêu ngạo, tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết cũng muốn làm thầy người khác, nên cán bộ, đảng viên bình thường và quần chúng dù có ý kiến cũng không dám nói, muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên và cấp dưới cách biệt nhau; cán bộ đảng viên và quần chúng uất ức, chán nản, không còn hứng thú, tin tưởng và say mê làm việc. Để cho người dưới quyền của mình say mê mạnh dạn đề ra ý kiến, mạnh dạn phê bình, yên tâm làm việc, vui thú làm việc, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sữa chữa; người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng. "Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tăng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nóì, nhưng vì họ không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản"2. Khi cán bộ đã có những

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 238

uất ức, bất mãn với lãnh đạo, thì những lời hay lẽ phải khó lọt vào bộ óc của họ, hiệu quả của lãnh đạo, quản lý bị giảm sút hoặc bị vô hiệu hoá. Mất dân chủ trong Đảng và xã hội thì cũng có nghĩa là mất "khả năng miễn dịch" trước sự tấn công của kẻ thù.

Như vậy có thể thấy, dân chủ gắn bó chặt chẽ với phê bình và đoàn kết nội bộ. có thực hành dân chủ thực sự thì mới tiến hành phê bình và tự phê bình đúng mục đích, yêu cầu, đảm bảo sự tôn trọng và gắn bó giữa cấp trên và cấp dưới. ở đây, dân chủ không phải là một thứ tặng vật của Đảng hay cấp trên ban phát cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, mà nó là một yêu cầu nội tại trong lãnh đạo, quản lý. Cấp trên gương mẫu và cấp dưới hưởng ứng một cách chân thành và xây dựng. Nói một cách khác, dân chủ phải trở thành văn hoá chính trị tồn tại một cách tự nhiên, ngấm sâu vào trong công việc cũng như cung cách ứng xử hằng ngày. Chỉ khi đó dân chủ mới đáp ứng được vai trò như một thiết kế đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của chế độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tình hình hiện nay, mở rộng dân chủ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác được sức mạnh vô tận của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới. Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó có vấn đề thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chưa thật nghiêm túc, nên kết quả thu được chưa cao. Thực tế hơn 20 năm đổi mới cho thấy nơi nào thực hiện được dân chủ, phát huy được trí tuệ của đông đảo cán bộ và nhân dân, thì nhất định thành công. Ngược lại, nơi nào để mất dân chủ, phát huy được trí tuệ đông đảo cán bộ và nhân dân thì nơi đó không tránh khỏi những khó khăn và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm"1; "Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trưởng, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức".2

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện cho được điều căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.262.

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ X, S.đ.d, tr.270.

kết và thống nhất của Đảng"3. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ngoài xã hội. Thực hành dân chủ trong Đảng chủ yếu là nhằm vào các cấp uỷ Đảng và những người tham gia cấp uỷ. Trong Đảng có thực hiện được dân chủ, mở rộng và phát huy được dân chủ hay không, các cấp uỷ Đảng và người đứng đầu cấp uỷ có trách nhiệm rất lớn, cũng có thể nói là có vai trò quyết định. Vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng và phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều cần thiết cho cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

2.3.3.3. Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ cho nhân dân lao động được thực hiện bằng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời mặc dù còn bộn bề công việc chống giặc đói, giặc dốt, Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử thành lập ra Quốc hội để quản lý mọi hoạt động xã hội. Việc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ngày 6- 1- 1946 đã thể hiện tinh thần dân chủ nhằm "lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác việc nhà. Trong việc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái" 1.

Nhân dân có quyền lựa chọn những người có đức có tài để lo việc nước, song cũng "có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân".

Như vậy, sau cách mạng Tháng Tám 1945, những quyền dân chủ cơ bản của người công dân Việt Nam đã được thực hiện trong thực tế. Điều này ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản, một bộ phận khá lớn quần chúng nhân dân lao động vẫn không được hưởng mà phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh hy sinh đổ máu tiếp theo nữa mới giành được.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay ppt (Trang 78 - 83)