thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân
Đây là phương pháp công tác truyền thống của Đảng. Nhờ bám đất, bám làng, bám cơ sở, bám sát quần chúng nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện
vọng của quần chúng nhân dân, thường xuyên giác ngộ cho quần chúng, mà Đảng ta được bảo vệ, được nuôi dưỡng và rèn luyện để tồn tại và trưởng thành như ngày nay. Vì thế, Đảng ta luôn luôn coi việc sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tiến hành vận động quần chúng là công tác chiến lược của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng.
Sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, yêu cầu này xuất phát từ mối liên hệ bản chất giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân. Sự vững vàng của một chế độ chính trị cũng là ở nhân dân. Theo Lê nin, được đông đảo quần chúng lao động ủng
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
hộ thì chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành vô địch. Nhưng nếu không được quảng đại quần chúng lao động ủng hộ thì mọi đường lối, chính sách của Đảng sẽ dừng trên giấy và khi đó, về thực chất, vai trò lãnh đạo của Đảng chỉ còn trên lời nói.
Về vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khăng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”1. Theo Người, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhà bác học Việt Nam ở thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cũng cho rằng gốc của nước là ở dân, vận mệnh của vua cũng là ở dân. Theo ông, nếu triều đình là kẻ toan lũng đoạn, chiếm đoạt, ngoài bờ cõi có quân thù toan xâm lẫn gây rối, như vậy cũng chưa đáng lo cho lắm, nhưng một khi lòng dân đã xao động, oán thán, thì sẽ xảy ra mầm mống cái đáng sợ ngay từ bên trong. Ông cảnh tỉnh rằng: không thấu hiểu nhân tình, không chăm lo sức dân, thì không thể bàn việc cai trị được. Nếu vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, việc nước không hiểu, tình dân không hay, thì làm sao mà quốc trị thiên hạ bình được”2.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng có phong cách làm việc sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Người dạy: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”3. Người yêu cầu cán bộ tỉnh phải đến tận các thôn, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”4.
Người căn dặn những cán bộ phụ trách: "phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng noí, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”5.
Thực tế đã chứng minh, chỉ có sâu sát cơ sở, cán bộ lãnh đạo, quản lý mới kiểm nghiệm được sự sát đúng của các chủ trương, chính sách trong cuộc sống, mới phát hiện được sự đúng, sai trong chấp hành của cơ sở, mới thấy được những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để ủng hộ và nhân rộng ra. Cũng chỉ có đi vào quần chúng, thực sự tắm mình trong phong trào sáng tạo của quần chúng mới có cơ sở để hoạch định những
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, T12, S.đ,d. r.212.
2
Xem: Lê Quý Đôn, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1985, tr.81.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 269.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 698.
chủ trương mới, những quyết định sát đúng, đáp ứng thiết thực, kịp thời những yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Song, trên thực tế không phải ở đâu và người cán bộ lãnh đạo, quản lý nào cũng quán triệt và thực hành nghiêm túc điều đó. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ỷ lại, bằng lòng với hệ thống bộ máy, với những quy chế làm việc và những phương tiện thông tin hiện đại, đã “yên vị” ở bàn làm việc, ở văn phòng, lãng quên, lười biếng, không cần đi cơ sở. Thực trạng trên đấy đã và đang làm quan liêu bộ máy của Đảng, của Nhà nước và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Khắc phục tình trạng trên, từng người lãnh đạo, quản lý phải có chương trình đi cơ sở, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để nghe nhân dân nói và nói cho nhân dân nghe, trực tiếp giải quyết tại cơ sở những vấn đề mới nảy sinh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình; đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan chuyên môn, các cán bộ thuộc quyền đi cơ sở, làm công tác dân vận. Mặt khác, phải duy trì nghiêm túc chế độ nghe cơ sở báo cáo, chế độ tiếp dân và định kỳ tổ chức Đảng, Chính quyền báo cáo chương trình hoạt động trước dân. Mọi quyết định của lãnh đạo, quản lý đều phải “xuất phát từ nơi dân, trở lại phục vụ nhân dân”
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân là làm thế nào để phục vụ nhân dân, mưu cầu lợi ích cho nhân dân, xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, đời sống vật chất cho nhân dân.
Con đường cơ bản để liên hệ mật thiết với quần chúng trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động tham gia hội nhập quốc tế, cũng đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhận thức và phong cách làm việc phù hợp.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần biết học tập quần chúng, tập trung trí tuệ của quần chúng để vạch ra đường lối, phương châm chính sách đúng đắn. Đồng thời phải quán triệt đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, Nhà nước để quần chúng thực hiện. Luôn quan tâm tới đời sống nhân dân, khuyến khích tính sáng tạo, tích cực của quần chúng. Chú ý phát huy vai trò tác dụng của Mặt trận, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ và các tổ chức khác, phát huy tính tích cực, năng lực làm chủ của các tầng lớp nhân dân.
Trong thời kỳ mới, để tăng cường thật sự mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Dân, Đảng, Nhà nước còn phải giáo dục, tạo điều kiện để nhân dân nắm vững, sử dụng tốt quyền làm chủ của mình. Cần kiên quyết chống lại các hiện tượng lộng quyền, lạm
quyền vi phạm quyền dân chủ của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước ta.
Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Mục tiêu ấy chỉ có thể là sản phẩm của một phong trào làm việc luôn hướng về cơ sở, thường xuyên sâu sát với cơ sở và liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tác phong quần chúng bằng những hành động cụ thể sau:
- Thường xuyên sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng, luôn chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
- Giáo dục và lãnh đạo quần chúng; đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải thực sự “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân”, “là công bộc của dân”.
- Tự mình phải mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng nhân dân. - Luôn quan tâm đến hoạt động của các tổ chức quần chúng, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức đó hoạt động; chú trọng tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng, kịp thời nêu gương, tuyên truyền, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phong trào quần chúng.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Tác phong quần chúng không chỉ là đối với quần chúng, mà còn đối với cán bộ thuộc quyền. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải hiểu cấp dưới, tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới, luôn quan tâm đến nguyện vọng, bảo vệ và kịp thời giải quyết những lợi ích chính đáng của cấp dưới.