Đối với khách hàng thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 103 - 104)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

6.2.3 Đối với khách hàng thủy sản

* Trong trường hợp có nhu cầu tài trợ từ NHNo Sóc Trăng cần có thái độ trung thực khi trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính, kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua nhằm giúp Ngân hàng nhanh chóng kiểm tra bộ hồ sơ vay để có thể ra quyết định cấp tín dụng chính xác, kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

* Trong hoạt động kinh doanh:

- Tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản:

+ Tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm.

+ Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu thủy sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lô hàng xuất khẩu. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra dư lượng hoá chất, kháng sinh.

- Để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và giúp người nuôi an tâm đầu tư vào sản xuất, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết trong phát triển thủy sản. Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất nuôi tôm sú về cung ứng vốn, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật và giá sàn bao tiêu sản phẩm, nhằm tạo sản phẩm thủy sản sạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.

- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh xây dựng chất lượng hàng hoá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng cần xây dựng thương hiệu hàng hoá đủ mạnh để người tiêu dùng nhớ và biết đến sản phẩm của mình. Bước đi này đã được các doanh nghiệp thấm nhuần từ lâu, tuy nhiên để thực hiện được điều này thì không phải mặt hàng nào, doanh nghiệp nào cũng làm tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đoàn Thị Hồng Vân (2002). Giáo trình kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thanh Nguyệt (09/2005). Giáo trình thanh toán quốc tế, tủ sách Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ.

- Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002). Rủi ro tài chính – Thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB Tài chính.

- Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê.

- Thái Văn Đại (2003). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

- www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=101315&news_ID=20436675 - www.vasep.com.vn/vasep/Dailynews.nsf/4669E87B75931D5E47256A2C0

00FE7C5/CF826DEEC1650A1347257426000C1BDB

- www.tintuc.timnhanh.com/kinh_doanh/20070310/35a5C0DF

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 103 - 104)