7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,
4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
536.178 triệu đồng và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 632.001 triệu đồng. Điều đó có thể giải thích là do lượng vốn ngoại tệ cho vay và tỷ giá bình quân đều có xu hướng tăng.
Lượng ngoại tệ tài trợ cho các DN xuất khẩu tăng từ 71.176.760 USD trong năm 2005 lên đến 103.711.046 USD năm 2006, tức là tăng 32.534.286 USD làm cho doanh số cho vay khi quy đổi sang nội tệ tăng thêm được 517.718 triệu đồng. Tương tự như vậy, trong năm 2007 lượng ngoại tệ tài trợ tăng hơn 39 triệu USD so với năm 2006 góp phần làm tăng doanh số cho vay thêm 628.717 triệu đồng.
Đóng góp vào sự phát triển của doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu còn có sự gia tăng của tỷ giá hối đoái. Năm 2006 tỷ giá bình quân VND/USD tăng thêm 178 đồng so với năm 2005 làm cho doanh số cho vay tăng thêm được 18.460 triệu đồng. Sang năm 2007, mặc dù tỷ giá có tăng với mức độ thấp hơn giai đoạn trước, chỉ tăng thêm được 23 đồng nhưng cũng góp phần thúc đẩy doanh số cho vay tăng thêm 3.284 triệu đồng.
4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SẢN
4.4.1 Phân tích doanh số thu nợ tài trợ so với tổng doanh số thu nợ
Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được NHNo & PTNT Sóc Trăng đặc biệt quan tâm. Tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng của bất kì một hệ thống Ngân hàng nào. Thế nhưng, tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ. Một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì cũng chưa thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó là tốt. Doanh số thu nợ là khoản tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ hoạt động cấp tín dụng của mình bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản không xuất hiện nợ quá hạn là do trong giai đoạn hiện nay ngành thủy sản tỉnh nhà là ngành
kinh tế mũi nhọn, các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu đều kinh doanh rất hiệu quả, hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ vay. Doanh số thu nợ không những thể hiện sự đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Việc thu nợ được tiến hành theo kì hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Tình hình thu nợ ở lĩnh vực tài trợ xuất khẩu được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 12:TÌNH HÌNH THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DOANH SỐ THU NỢ (2005-2007)
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu nợ TTXKTS 1.145.574 32,09 1.539.075 29,55 1.824.961 21,93 393.501 34,35 285.886 18,58 Thu nợ khác 2.423.947 67,91 3.669.435 70,45 6.495.244 78,07 1.245.488 51,38 2.825.809 77,01 Tổng doanh số thu nợ 3.569.521 100,00 5.208.510 100,00 8.320.205 100,00 1.638.989 45,92 3.111.695 59,74
Qua bảng 12 và biểu đồ 6 ta có thể thấy rằng tình hình thu nợ đạt kết quả rất khả quan. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 34,35% so với năm trước tương đương tăng 393.501 triệu đồng. Qua năm 2007 tỷ lệ này thấp hơn chỉ đạt 18,58% nhưng vẫn đảm bảo tăng về số tuyệt đối là 285.886 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản tiếp tục có những khởi sắc tốt đẹp. Ngoài những thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật, EU….các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đã xâm nhập vào các thị trường mới như Thụy Điển, Úc, New Zealand, Hy Lạp, Cô-Oét…Đặc biệt là vào tháng 8/2007, Nga vừa quyết định nhập khẩu trở lại thủy sản của 11 doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng vì những khuyến cáo liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó một số DN nhận vốn hỗ trợ từ chi nhánh đã tăng mức xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước là Công ty cổ phần Thủy sản Stapimex tăng 3,32%; Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta tăng 10,09%; Công ty TNHH Phương Nam tăng 39,65%.Bên cạnh các sản phẩm như tôm nobashi, tôm tẩm bột chiên, cá philê… các DN đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, thay thế dần các sản phẩm xuất khẩu sơ chế bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, mới lạ như mực cuộn cá hồi, chả tôm bao mía, tôm xẻ bướm…Với mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá cạnh tranh các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ngày càng ổn định vị thế trên thị trường thế giới.
Ngoài nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp trong việc tìm phương hướng phát triển, không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành địa phương. Trong thời gian qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ổn định nguồn nguyên liệu, tỉnh đã khẩn trương thực hiện Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2001-2005 và Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu thâm canh, phấn đấu thuỷ sản trở thành ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của tỉnh, phát triển các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái cho từng vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đến năm 2007, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có khoảng 63,5 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với 49.000 ha nuôi tôm sú, trong đó có 26.000 ha nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, còn lại là nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến với mô hình luân canh lúa - tôm sú và nuôi cá da trơn, cá nước ngọt…Mặc dù ngành thủy sản vẫn
còn phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường khi giá nguyên vật liệu đầu vào diễn biến thất thường, thị trường đầu ra đôi lúc không ổn định do các nước nhập khẩu áp dụng mức thuế chống bán phá giá, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…nhưng nhìn chung với những bài học kinh nghiệm mà các DN đã tích luỹ được trong quá trình kinh doanh, sự giúp đỡ từ phía địa phương cũng như sự hỗ trợ nguồn vốn kịp thời từ phía NHNo thì mức xuất khẩu hàng năm vẫn không ngừng tăng cao. Do đó, các DN đều có nguồn thu nhập ổn định nhờ được thanh toán tiền hàng đúng hạn và cả trước hạn nên luôn tích cực thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chi nhánh.
Vì thế, doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2007. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng với nghiệp vụ vững vàng, trình độ chuyên môn cao đã thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ.
Nếu xét về tỷ trọng thu nợ tài trợ so với tổng thu nợ của Ngân hàng thì ta lại thấy nó có xu hướng giảm qua từng năm. Từ 32,09% năm 2005 đã giảm xuống còn 29,55% năm 2006 và lại tiếp tục giảm còn 21,87% vào năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2006 và 2007, chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn vào cho vay lại lĩnh vực hộ sản xuất, thành phần hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các thành phần này làm ăn có kết quả nên tích cực trả các khoản vay trong năm cũng như các khoản nợ quá hạn trước đó làm cho doanh số thu nợ tăng cao hơn so với năm 2005. Trong đó, chủ yếu là các khoản thu được từ các hộ nông dân trồng lúa, cây ăn trái, nuôi cá…do họ đã áp dụng mô hình lúa cá vào trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá do có sẵn trên ruộng lúa… làm tăng thu nhập, dễ dàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với chi nhánh.
Cụ thể, trong năm 2006, Ngân hàng thu từ hợp tác xã và hộ sản xuất lần lượt là 1.188 triệu đồng và 1.337.163 triệu đồng; năm 2007 thu được 17.255 triệu đồng và 2.032.880 triệu đồng trong khi năm 2005 chỉ thu được 797 triệu đồng và 965.525 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tỷ trọng doanh số thu nợ ở lĩnh vực này tăng cao (lần lượt chiếm 67,91%, 70,45% và 78,07% qua 3 năm) trong khi tỷ trọng thu nợ tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm (từ 32,09% năm 2005 xuống 29,55% năm 2006 và còn 21,93% năm 2007). Đồng thời làm cho doanh số thu nợ khác có tốc
độ tăng trưởng là 51,38% và 77,01%, còn tài trợ lại giảm từ 34,35% còn 18,58% trong năm 2006 và 2007.