Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 76 - 81)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

4.5.1 Phân tích dư nợ tài trợ so với tổng dư nợ

Bảng 15: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SO VỚI TỔNG DƯ NỢ (2005-2007)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn:Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ TTXKTS 307.566 12,14 440.746 14,73 917.229 20,76 133.180 43,30 476.483 108,11 Dư nợ khác 2.225.647 87,86 2.551.472 85,27 3.501.305 79,24 325.825 14,64 949.833 37,23 Tổng dư nợ 2.533.213 100,00 2.992.218 100,00 4.418.534 100,00 459.005 18,12 1.426.316 47,67

Dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng được mở rộng và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Bên cạnh đó, dư nợ trong hạn càng lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn.

Từ số liệu thống kê ở bảng 13 ta thấy cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ thì dư nợ tài trợ xuất khẩu cũng tăng cao. Năm 2007 mức dư nợ tài trợ xuất khẩu là cao nhất trong vòng ba năm qua, tăng 108,11% tương đương tăng hơn 476.483 triệu đồng so với năm 2006. Trong khi đó, năm 2006 dư nợ chỉ có tốc độ tăng trưởng là 40,3% so với năm 2005, tức tăng 133.180 triệu đồng. Với xu hướng ngày càng tăng của dư nợ và doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu có thể khẳng định rằng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao và các doanh nghiệp nhận được vốn tài trợ ngày càng tăng trưởng vững mạnh. Do đó, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo thêm nhiều lợi nhuận cho cả đôi bên.

Mặt khác, dư nợ tăng cao còn phản ánh sự cố gắng của chi nhánh trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, giảm nguồn vốn tồn đọng tại ngân hàng tránh tình trạng huy động vốn nhiều mà không có phương án đầu tư tín dụng hợp lý làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong khoảng thời gian 2005-2007 nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng với tốc độ khá cao gần 24%. Chính vì vậy, ngân hàng ngày càng tập trung vào đầu tư tín dụng ở các lĩnh vực có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, nhất là tài trợ xuất khẩu. Qua 2 năm 2006 và 2007, tổng dư nợ của ngân hàng tăng với tốc độ lần lượt là 18,12% và 47,67%, riêng dư nợ tài trợ xuất khẩu thủy sản tăng trưởng với tốc độ lần lượt là 43,3% và 108,11%.

Trong năm 2007, dư nợ tăng nhanh hơn hai năm trước là do các DN tập trung vào việc thu mua nguyên liệu một mặt đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong năm, một mặt là để dự trữ cho những tháng đầu năm sau thường là thời điểm khan hiếm nguồn nguyên liệu (đến cuối năm 2007, các công ty này đã vay vốn để dự trữ trên 25.000 tấn tôm nguyên liệu). Hoạt động xuất khẩu thường có nhịp độ chậm vào những tháng đầu năm sau đó trở nên rất nhộn nhịp khẩn trương vào những tháng cuối năm nhất là từ tháng 10 đến tháng 12. Nhưng vào năm 2007, tình hình xuất khẩu đã nhộn nhịp ngay từ đầu năm là do rút kinh nghiệm từ những lô hàng

bị trả lại, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản Sóc Trăng đã tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chống thu mua nguyên liệu chứa tạp chất và kháng sinh cấm nên đã dần tạo lập lại uy tín với nhà nhập khẩu. Hơn nữa trong năm 2007lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị phần tại Mỹ. Đây là một cơ hội lớn cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu tại Sóc Trăng cũng như cả nước mở rộng hơn nữa thị phần tại Mỹ. Vì thế nhu cầu sản phẩm thủy sản tăng cao hơn trước, các xí nghiệp chế biến đều phải tăng năng suất hoạt động tối đa mới có thể hoàn thành kịp đơn hàng. Từ đó dẫn đến nguồn vốn cần hỗ trợ để thu mua nguyên liệu là rất lớn làm cho dư nợ tăng cao.

Cùng với sự gia tăng về giá trị dư nợ tài trợ xuất khẩu thì tỷ lệ dư nợ lĩnh vực này so với tổng dư nợ cũng có xu hướng tăng theo. Trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ lệ này đạt từ 12% đến 14% và khi sang năm 2007 đã tăng nhanh hơn đạt 20,76%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi nhánh hạn chế cho vay xuất khẩu lao động sang Malaysia vì hiệu quả đầu tư không cao, trước đó đã có nhiều người lao động mất việc làm, bị đuổi việc, trở về nước trước hạn nên bên vay không chuyển tiền về trả nợ. Mặc dù Ngân hàng vẫn còn đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống theo đúng phương châm của ngân hàng xem “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” nhưng đa số các khoản vay này đều nhỏ lẻ và trong những năm trước nông dân trúng mùa vẫn còn tích lũy một số vốn để tiếp tục cho mùa sau nên hạn chế vay thêm. Trong đó, chi nhánh chủ yếu là cho bà con nông dân vay vốn để cải tạo vườn tược, mua sắm máy bơm nước, chăn nuôi bò heo, trồng các giống lúa và cây ăn trái mới…nhằm tạo điều kiện cho bà con có nguồn thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, do thời điểm cuối năm là lúc các DN xuất khẩu tập trung thu mua nguyên liệu chuẩn bị cho việc sản xuất vào đầu năm sau nên các khoản vay mới phát sinh cuối năm nhiều hơn dẫn đến dư nợ tài trợ vào lúc cuối năm tăng cao. Vì thế, nếu so với các khoản cho vay tài trợ thì các khoản cho vay khác chiếm tỷ lệ thấp làm cho dư nợ tài trợ xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 76 - 81)