PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 89)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

4.6 PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU BỘ CHỨNG TỪ THEO

PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG

Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là hình thức ngân hàng tài trợ nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu xuất trình. Đây là hình thức phổ biến của nghiệp vụ tài trợ sau xuất khẩu được áp dụng khá rộng rãi hiện nay.

Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động giúp nhà xuất khẩu tăng khả năng luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo trang trải các nguồn phí mà không cần phải đợi đến lúc nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng. Hiện nay, NHNo có thể chiết khấu tối đa đến 95% giá trị bộ chứng từ hàng xuất tùy theo uy tín, quy mô hoạt động của khách hàng… nhằm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được liên tục sau khi xuất hàng. Hình thức tài trợ này hiện nay rất được các doanh nghiệp ưa chuộng vì tính nhanh gọn và hiệu quả của nó.

Hiện chi nhánh áp dụng 2 hình thức chiết khấu là chiết khấu truy đòi và miễn truy đòi

+ Chiết khấu truy đòi: trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, sau khi trừ đi lãi suất và chi phí liên quan, Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện có truy đòi nhà xuất khẩu nếu Ngân hàng không thu được tiền từ ngân hàng mở L/C hoặc nhà nhập khẩu.

+ Chiết khấu miễn truy đòi: trình tự, phương thức thực hiện giống chiết khấu truy đòi nhưng ở đây Ngân hàng không có quyền truy đòi nhà nhập khẩu nếu họ không thanh toán tiền hàng. Do đó, trong trường hợp này Ngân hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro cho nhà xuất khẩu.

Vì vậy, chi nhánh chủ yếu thực hiện theo hình thức chiết khấu truy đòi nhằm đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.

NHNo & PTNT Sóc Trăng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn theo phương thức tín dụng chứng từ do phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ việc giao hàng của bên xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của bên nhập khẩu, rủi ro thấp so với các phương thức thanh toán quốc tế khác nhằm đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên.

Do nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất mang tính chất thương lượng mua bán giá trị bộ chứng từ nên không đòi hỏi các biện pháp đảm bảo tín dụng như việc cho vay trước xuất khẩu mà được đảm bảo bằng chính giá trị của bộ chứng từ hàng xuất. Do đó, Ngân hàng cần thẩm định chất lượng bộ chứng từ trước khi quyết định thực hiện chiết khấu.

Tình hình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu tại ngân hàng được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 18: TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN BẰNG PHƯƠNG THỨC CHIẾT KHẤU L/C (2005-2007) ĐVT: 1000USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Chiết khấu 48.138 67.183 96.589 19.045 39,56 29.406 43,77 Thu nợ 49.416 65.511 95.092 16.095 32,57 29.580 45,15 Dư nợ 1.181 2.853 4.350 1.672 141,53 1.497 52,48 Dư nợ bình quân 1.820 2.017 3.601 197 10,82 1.584 78,53 Hệ số thu nợ (%) 102,66 97,51 98,45 - - - - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 27,15 32,48 26,41 - - - -

Cũng tương tự như hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, hoạt động chiết khấu trong ba năm qua luôn tăng trưởng mạnh.

Vì việc kinh doanh của các công ty chế biến thủy sản diễn ra rất thuận lợi nên ngoài nhu cầu hỗ trợ trực tiếp về vốn còn có nhu cầu vốn gián tiếp thông qua việc xin chiết khấu bộ chứng từ. Số tiền ngân hàng chiết khấu trong năm 2006 tăng 39,56% so với năm trước tương đương tăng hơn 19 triệu USD. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2007 với tốc độ tăng là 43,77% tương đương tăng hơn 29 triệu USD so với năm 2006.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có sự quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn thanh toán. Vì khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền nhà nhập khẩu ở nước ngoài thì việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ không gặp phải khó khăn làm cho doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng, đạt tốc độ lần lượt là 32,57% và 45,15% trong năm 2006 và 2007.

Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng và áp dụng mức phí cạnh tranh mà trong năm 2006, 2007 lượng khách hàng có nhu cầu hỗ trợ từ ngân hàng tăng cao dẫn đến sự tăng trưởng trong doanh số chiết khấu cũng như dư nợ của ngân hàng.

Hệ số thu nợ qua các năm đều ở mức cao trên 97% mặc dù có biến động nhẹ, cụ thể năm 2005 là 102,66%, năm 2006 là 97,51% và năm 2007 là 98,45%. Sở dĩ năm 2005 hệ số thu nợ trên 100% là do tốc độ tăng của số tiền thu được cao hơn tốc độ tăng của số tiền cho vay.

Vòng quay vốn tín dụng cũng có mức biến động nhẹ, dao động trong khoảng từ trên 26 đến 32 vòng và ở mức cao hơn nhiều so với các lĩnh vực tín dụng khác.

Hình thức tài trợ này có hệ số thu nợ cao và vòng quay vốn rất nhanh do các khoản cho vay có thời hạn ngắn và việc thu nợ được thực hiện ngay khi bên nhập khẩu thanh toán tiền qua ngân hàng. Nguồn thu để trả các khoản tín dụng sẽ được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, tránh được rủi ro xảy ra. Do đó ngân

hàng cần quan tâm đến hình thức tài trợ này để làm tăng thêm thu nhập thông qua lãi suất và hoa hồng chiết khấu mà lại ít có rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w