Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 27 - 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

2.2.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo thời gian (3 năm) nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm này và năm kia. Từ đó tìm ra nguyên nhân.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ tích. Từ đó xác định được nhân tố chủ yếu và thứ yếu (là nhân tố tác động mạnh hay ít đến chỉ tiêu cần phân tích).

- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Gồm có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa

trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y : chỉ tiêu năm sau.

∆y = y1 - yo yo * 100%

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp đồ thị và biểu đồ: thông qua hình ảnh, tính chất của đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

3.1GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành lập theo quyết định số 400/CP ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với 100% vốn ngân sách Nhà nước cấp, Nhà nước bổ nhiệm người lãnh đạo điều hành.

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) theo quyết định số 280/QĐNH ngày 15 tháng 10 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNo & PTNT Việt Nam có trụ sở chính tại số 04 Trang Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội, và có chi nhánh đặt ở mỗi tỉnh, thành phố.

NHNo & PTNT Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các lĩnh vực khác.

AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w