7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ
Ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chủ yếu và thứ yếu đến sự gia tăng của doanh số thu nợ.
Bảng 13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng)
Bảng 14: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU DOANH SỐ THU NỢ
Chỉ tiêu hiệuKý Đơn vị tính 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Doanh số thu nợ TN triệu đồng 1.145.574 1.539.075 1.824.961 393.501 285.886
Số lượng ngoại tệ thu được Q USD 71.989.802 95.648.182 113.253.144 23.658.380 17.604.962
Tỷ giá bình quân năm P VND/USD 15.913 16.091 16.114 178 23
Nhân tố ảnh hưởng 2006/2005 2007/2006
Số lượng ngoại tệ thu được 376.476 283.281
Tỷ giá bình quân năm 17.025 2.605
Ta có:
Doanh số thu nợ (triệu đồng) = Số lượng ngoại tệ thu được (USD) x Tỷ giá bình quân năm (VND/USD)
Hay: TN = Q x P
Cụ thể, doanh số thu nợ của hoạt động tài trợ xuất khẩu mỗi năm như sau: TN05 = Q05 x P05 = 71.989.802 x 15.913 = 1.145.574 (triệu đồng)
TN06 = Q06 x P06 = 95.648.182 x 16091 = 1.539.075 (triệu đồng) TN07 = Q07 x P07 = 113.253.144 x 16114 = 1.824.961 (triệu đồng) Từ đó ta thấy đối tượng phân tích là:
∆TN 06/05 = TN06 – TN05 = 1.539.075 - 1.145.574 = 393.501 (triệu đồng) Tương tự:
∆TN 07/06 = TN07 – TN06 = 1.824.961 - 1.539.075 = 285.886 (triệu đồng) Vậy đối tượng phân tích là sự gia tăng doanh số thu nợ giữa năm 2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 393.501 triệu đồng và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 285.886 triệu đồng. Nguyên nhân sẽ được xác định bằng cách phân tích theo phương pháp thay thế liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ, đó chính là nhân tố số lượng ngoại tệ thu được Q và tỷ giá P. Cụ thể:
Năm 2006 so với năm 2005:
Ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được:
∆Q = Q06 x P05 – Q05 x P05 = (Q06 - Q05) x P05 = (95.648.182 - 71.989.802) x 15.913 = 376.476 (triệu đồng)
Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân:
∆P = Q06 x P06 – Q06 x P05 = Q06 x (P06 - P05) = 95.648.182 x (16.091 – 15.913) = 17.025 (triệu đồng)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆TN06/05 = 376.476 + 17.025 = 393.501(triệu đồng) Nhận xét:
Qua việc phân tích trên ta thấy rằng sở dĩ doanh số thu nợ năm 2006 cao hơn năm 2005 một lượng là 393.501 triệu đồng là do ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được và tỷ giá bình quân năm, trong đó lượng ngoại tệ tác động mạnh hơn. Sự gia tăng lượng ngoại tệ thu được là 23.658.380 USD đã làm cho doanh số
thu nợ tăng 376.476 triệu đồng. Tỷ giá bình quân tăng 178 đồng đóng góp vào sự gia tăng doanh số thu nợ là 17.025 triệu đồng.
Năm 2007 so với năm 2006:
Ảnh hưởng của số lượng ngoại tệ thu được:
∆Q = Q07 x P06 – Q06 x P06 = (Q07 - Q06) x P06 = ( 113.253.144 - 95.648.182) x 16.091 = 283.281 (triệu đồng)
Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân:
∆P = Q07 x P07 – Q07 x P06 = Q07 x (P07 - P06) = 113.253.144 x (16.114 -16.091) = 2.605(triệu đồng)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆TN 06/05 = 283.281 + 2.605 = 285.886 (triệu đồng) Nhận xét:
Từ việc phân tích trên có thể thấy rằng, nhân tố số lượng ngoại tệ thu được trong năm 2007 cao hơn năm 2006 đã tác động mạnh đến sự gia tăng doanh số thu nợ hơn là nhân tố tỷ giá. Số ngoại tệ thu được tăng 17.604.962 USD làm doanh số thu nợ tăng 283.281 triệu đồng. Tỷ giá tăng 23 đồng dẫn đến doanh số thu nợ tăng 2.605 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tổng doanh số thu nợ tăng 285.886 triệu đồng.