KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 46 - 47)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Nguồn thu nhập chính của các NHTM nói chung và NHNo Sóc Trăng nói riêng đều từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngoài cho vay những lĩnh vực truyền thống như tín dụng hộ sản xuất, hợp tác xã, tiêu dùng…thì trong những năm gần đây chi nhánh còn mở rộng đầu tư tín dụng vào các ngành nghề đang phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và tăng nguồn thu nhập. Một trong những ngành nghề đang thu hút sự quan tâm của các ban ngành và là mũi nhọn của tỉnh đó là nuôi trồng thủy sản để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Do đó, chi nhánh đã chủ động, linh hoạt đầu tư vào lĩnh vực tài trợ xuất khẩu thủy sản. Vì Sóc Trăng có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước mặn và cả nước lợ. Hàng năm Sóc Trăng cung cấp từ 30 – 45 ngàn tấn sản phẩm thủy sản trong đó có khoảng 20 ngàn tấn tôm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn tỉnh. Chính vì thế hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHNo chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các công ty chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp giảm áp lực về vốn để có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký, không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ còn giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC TÀI TRỢ TẠI NGÂN HÀNG (2005-2007)

ĐVT: USD

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo Sóc Trăng)

Trong giai đoạn 2005-2007, tỷ lệ vốn các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu được hỗ trợ chiếm từ 29,65% đến 33,96% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng qua từng năm. Điều này phản ánh lợi ích từ hoạt động tài trợ đối với cả người đi vay và người cho vay nên đã làm tăng nguồn thu cho cả đôi bên. Đối với các công ty xuất khẩu, nguồn vốn thường nằm trong cả ba khâu: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chờ xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng với nhiều hình thức như tài trợ trước và sau xuất khẩu…công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhờ đó hoạt động của các công ty đã diễn ra rất thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào về cho tỉnh nhà. Về phía NH, khi thực hiện hoạt động tài trợ ngoài thu lãi cho vay, NH còn có khoản thu phí từ việc thông báo L/C, tu chỉnh L/C, huỷ L/C…mà lại không phải đối mặt với rủi to tín dụng. Chính vì vậy, NH càng chú trọng mở rộng quy mô hoạt động này, ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ tốt hơn cho các DNXK. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tài trợ trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w