Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 81 - 84)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,

4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ

Bảng 16: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

(Nguồn:Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Sóc Trăng)

Bảng 17: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CHỈ TIÊU DƯ NỢ

Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Dư nợ DN triệu đồng 307.566 440.746 917.229 133.180 476.483

Dư nợ ngoại tệ Q USD 19.327.951 27.390.815 56.921.250 8.062.864 29.530.435

Tỷ giá bình quân năm P VND/ USD 15.913 16.091 16.114 178 23

Nhân tố ảnh hưởng 2006/2005 2007/2006

Dư nợ ngoại tệ 128.304 475.174

Tỷ giá bình quân năm 4.875 1.309

Ta có:

Dư nợ (triệu đồng) = Dư nợ ngoại tệ (USD) x Tỷ giá bình quân năm (VND/USD)

Hay: DN = Q x P

Cụ thể, dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu thời điểm cuối mỗi năm như sau: DN05 = Q05 x P05 = 19.327.951 x 15.913 = 307.566 (triệu đồng)

DN06 = Q06 x P06 = 27.390.815 x 16.091 = 440.746 (triệu đồng) DN07 = Q07 x P07 = 56.921.250 x 16.114 = 917.229 (triệu đồng) Từ đó ta thấy đối tượng phân tích là

∆DN 06/05 = DN06 – DN05 = 440.746 - 307.566 = 133.180 (triệu đồng) Tương tự:

∆DN 07/06 = DN07 – DN06 = 917.229 - 440.746 = 476.483 (triệu đồng)

Vậy đối tượng phân tích là sự tăng trưởng dư nợ giữa năm 2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 133.180 triệu đồng và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 476.483 triệu đồng. Dư nợ tăng cao là do ảnh hưởng của nhân tố dư nợ ngoại tệ Q và tỷ giá bình quân năm P. Ta sẽ tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo phương pháp thay thế liên hoàn. Cụ thể:

Năm 2006 so với năm 2005:

 Ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ:

∆Q = Q06 x P05 – Q05 x P05 = (Q06 - Q05) x P05 = (27.390.815 - 19.327.951) x 15.913 = 128.304 (triệu đồng)

 Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân:

∆P = Q06 x P06 – Q06 x P05 = Q06 x (P06 - P05) = 27.390.815 x (16091 - 15913) = 4.875 (triệu đồng)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆DN 06/05 = 128.304 + 4.875 = 133.180 (triệu đồng) Nhận xét:

Qua việc phân tích trên ta thấy rằng sở dĩ dư nợ năm 2006 cao hơn năm 2005 một lượng là 133.180 triệu đồng là do ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ và tỷ giá bình quân năm, trong đó dư nợ ngoại tệ tác động mạnh hơn. Sự gia tăng dư nợ ngoại tệ là 8.062.864 USD đã làm cho dư nợ quy đổi sang nội tệ tăng 128.304

triệu đồng. Tỷ giá bình quân tăng 178 đồng đóng góp vào sự gia tăng dư nợ là 4.875 triệu đồng.

Năm 2007 so với năm 2006:

 Ảnh hưởng của dư nợ ngoại tệ:

∆Q = Q07 x P06 – Q06 x P06 = (Q07 - Q06) x P06 = (56.921.250 - 27.390.815) x 16.091 = 475.174 (triệu đồng)

 Ảnh hưởng của tỷ giá bình quân:

∆P = Q07 x P07 – Q07 x P06 = Q07 x (P07 - P06) = 56.921.250 x (16.114 -16.091) = 1.309 (triệu đồng)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆DN 06/05 = 475.174 + 1.309 = 476.483 (triệu đồng) Nhận xét:

Cũng tương tự như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ năm 2007 tăng cao hơn 2006 chủ yếu là do tác động của dư nợ ngoại tệ. Mức dư nợ ngoại tệ tăng 29.530.435 USD đã góp phần đáng kể làm cho dư nợ bằng đồng nội tệ tăng thêm được 475.174 triệu đồng. Còn tỷ giá bình quân tăng 23 đồng chỉ làm dư nợ tăng một lượng nhỏ là 1.309 triệu đồng. Từ đó dẫn đến tổng dư nợ tăng 476.483 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thuỷ sản tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng (Trang 81 - 84)