0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ KỶ LUẬT SA THẢ

Một phần của tài liệu KỶ LUẬT SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT (Trang 52 -57 )

- Thứ hai, cả hai trường hợp sa thải trái pháp luật về căn cứ và sa thải trái pháp luật về mặt thủ tục đều áp dụng hậu quả pháp lý quy định tại Điều 41 Bộ

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ KỶ LUẬT SA THẢ

TRÁI PHÁP LUẬT.

Qua quá trình nghiên cứu pháp luật về kỷ luật sa thải và thực tiễn áp dụng cho thấy tình trạng kỷ luật sa thải trái pháp luật còn diễn ra phổ biến chỉ sau các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều đó đặt ra việc phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về kỷ luật sa thải. Đồng thời cũng phải đưa ra các biện pháp để hạn chế việc sa thải trái pháp luật hiện nay.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật lao động nói chung và kỷ luật sa thải nói riêng.

Để pháp luật về kỷ luật lao động thực sự đi vào cuộc sống thì vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người về vấn đề này là rất quan trọng. Qua nghiên cứu thực tiễn thì tình trạng sa thải trái pháp luật do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một nguyên nhân không nhỏ đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật lao động của các bên tham gia quan hệ lao động nhất là người sử dụng lao động (đặc biệt là trường hợp sa thải trái pháp luật về thủ tục).

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động sẽ nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động. Từ việc hiểu biết được pháp luật về kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động sẽ ra các quyết định sa thải đúng căn cứ, thủ tục cũng như thời hiệu khi tiến hành xử lý kỷ luật; còn người lao động cũng sẽ tự bảo vệ quyền lợi của mính khi bị sa thải trái pháp luật. Công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về kỷ luật sa thải nói riêng sẽ hạn chế tình trạng sa thải trái pháp luật hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường chỉ được quan tâm khi Bộ luật lao động cũng như Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động mới được ban hành còn các văn bản hướng dẫn luật thì chưa được phổ biến sâu rộng. Mặt khác, hiệu quả của công tác tuyên truyền phụ thuộc rất nhiều vào các tuyên truyền viên nhưng hiện nay số lượng các tuyên truyền viên thường rất hạn chế cả về số lượng cũng như trình độ, chính sách đãi ngộ đối với họ còn chưa thỏa đáng. Vì vậy mà hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật còn chưa được cao, phần lớn người lao động và người sử dụng lao động còn chưa nắm vững các quy định của pháp luật về kỷ luật sa thải. Do đó, trong thời gian tới rất cần có sự phối hợp của các cơ quan khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả quả công tác giáo dục kiến thức pháp luật. Mặt khác, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật còn phải được thực hiện trên nhiều kênh thông tin khác nhau như thông qua các lớp tập huấn, tu vấn tại chỗ cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc xử lý kỷ luật sa thải.

Theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động nhất thiết phải có mặt của Ban chấp hành Công đoàn, khi người sử dụng lao động ra quyết định sa thải cũng phải thống nhất với Công đoàn. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Công đoàn khi tiến hành xử lý kỷ luật người lao động. Chính vì vậy, để hạn chế việc sa thải người lao động trái pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người lao động rất cần phải nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn. Thực tế cho thấy tổ chức Công đoàn vẫn chưa phát huy đươc

hết vai trò của mình. Bởi vì, về phía người lao động, họ chưa có ý thức được vai trò của Công đoàn cho nên họ không nhiệt tình khi tham gia tổ chức Công đoàn dẫn tới nhiều đơn vị lao động chưa có tổ chức Công đoàn. Mặt khác, đa số thành viên của Công đoàn là những người lao động chưa có kiến thức sâu rộng về pháp luật lao động, hơn nữa họ lại bị phụ thuộc về mặt kinh tế đối với người sử dụng lao động nên khó có thể độc lập và bình đẳng trong quan hệ với người sử dụng lao động, nhiều cán bộ Công đoàn còn đi ngược với lợi ích của người lao động. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả và vai trò của công đoàn khi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải cần:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người lao động về vai trò của công đoàn, làm cơ sở cho việc thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn lâm thời tại các đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn để bảo vệ cho quyền lợi của người lao động. Hiện nay, dù đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy thành lập Công đoàn cơ sở, nhưng số lượng Công đoàn cơ sở được thành lập vẫn chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 20% - 30% trong đó có 80% doanh nghiệp dân doanh và 60% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thành lập được Công đoàn cơ sở. Tại các tỉnh, thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thì Công đoàn cơ sở cũng chiếm tỉ lệ thấp như: thành phố Hồ Chí Minh: 50%, Đà Nẵng: 20%. Bà Rịa – Vũng Tàu: 30%, Vĩnh Phúc là 12,7% và Hà Nội là 12% (Theo Báo cáo tổng kết 13 năm thi hành Bộ luật lao động của một số địa phương). Do vậy, cần phải tạo nhiều điều kiện hơn nữa để thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở nhằm bảo vệ kịp thời cho người lao động khi bị sa thải.

Thứ hai, nâng cao chất lượng của các cán bộ công đoàn bằng cách có kề hoạch bồ dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật lao động, tăng cường số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách để có sự độc lập tương đối trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, tận tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời cũng phải có những biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các cán bộ cộng đoàn, tránh tình trạng bị người sử dụng lao động trù dập khi tham gia tích cực tổ chức công đoàn.

Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp sa thải trái pháp luật.

Hiện nay, do nhận thức của người lao động về kỷ luật lao động nói chung và kỷ luật sa thải nói riêng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy có nhiều trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động mà sa thải người lao động trái pháp luật. Các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động bị xâm phạm nhưng họ không có hiểu biết nên không khiếu kiện hay khiếu nại. Do vậy, việc tích cực công tác kiểm tra, thanh tra là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các trường hợp sa thải trái pháp luật, kịp thời xử lý các vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ lao động đặc biệt là người lao động. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên còn đảm bảo kỷ cương xã hội, nâng cao ý thức của người sử dụng lao động. Thực tế, số lượng các thanh tra viên quá ít so với yêu cầu thực tế cần thanh tra. Bên cạnh đó việc thanh tra còn chưa được tiến hành thường xuyên. Vì vậy, để phát hiện kịp thời các trường hợp sa thải trái pháp luật cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra bằng cách: tăng thêm số lần kiểm tra hàng tháng, hàng năm của các thanh tra viên; không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ các thanh tra viên. Đồng thời phải phối hợp với các cơ quan chuyên ngành khác để có kết luận chính xác nhất.

KẾT LUẬN

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất nhưng rất cần thiết để bảo đảm trật tự, kỷ cương của doanh nghiệp. Xử lý kỷ luật sa thải là quyền của người lao động nhưng quyền này phải đặt trong một giới hạn nhất định. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định về căn cứ, thủ tục, nguyên tắc cũng như thời hiệu khi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động, tránh sự lạm quyền của giới chủ. Các quy định này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý lao động trong nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động cũng như quyền lợi của người lao động. Các quy định về kỷ luật sa thải cũng đã phần nào phù hợp và tương đồng với các quy định của các nước cũng như điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng các quy định về kỷ luật sa thải hiện nay còn nhiều bất cập, mâu thuẫn và thiếu tính khả thi. Việc sa thải trái pháp luật hiện nay diễn ra phức tạp và ngày càng có xu hướng tăng lên và trong nhiều trường hợp rất khó khăn khi xác định một quyết định sa thải là trái pháp luật hay không còn. Chính vì thế, việc khắc phục những khó khăn, vướng mắc này là rất cần thiết, đảm bảo cho pháp luật có tính khả thi trên thực tế, hạn chế được tối đa các trường hợp sa thải trái pháp luật. Pháp luật về kỷ luật sa thải cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các căn cứ sa thải, đơn giản hóa các quy định về thủ tục khi tiến hành xử lý kỷ luật đồng thời có sự phân biệt cụ thể hậu quả pháp lý của từng trường hợp sa thải trái pháp luật. Có như vậy thì quyền quản lý của người sử dụng lao động mới được đảm bảo, người lao động sẽ được bảo vệ khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Đây là mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới. Có được những quy định về kỷ luật lao động phù hợp sẽ góp phần giữ vững nề nếp trong doanh, tạo cho người lao động có ý thức kỷ luật tốt và rèn luyện tác phong công nghiệp cho họ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu KỶ LUẬT SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT (Trang 52 -57 )

×