anh H trở lại làm việc và chi trả cho anh các chế độ theo luật định.
2.4. SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XỬ LÝ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN. THỰC TIỄN THỰC HIỆN.
Thủ tục xử lý kỷ luật là các bước mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi xử lý kỷ luật người lao động. Khi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động, người sử dụng lao động ngoài việc phải tuân theo các bước như khi tiến hành xử lý lỷ luật lao động nói chung còn phải tuân thủ các quy định riêng biệt khi tiến hành sa thải người lao động. Khi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động mà người sử dụng lao động không tuân thủ các quy định đó thì quyết định sa thải của họ sẽ bị coi là trái pháp luật. Điều này nhằm mục đích đảm bảo cho việc xử lý kỷ luật sa thải được đúng đắn, tránh sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Đồng thời, nó cũng đảm bảo cho người lao động biết được mình bị sa thải vì lỗi gì và họ có cơ hội để bào chữa cho các hành vi của mình. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng chỉ một số nước quy định về vấn đề này, một số nước khác không quy định bởi họ cho đó là quyền của người sử dụng lao động nên pháp luật không can thiệp.
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối cụ thể về thủ tục khi tiến hành xử lý kỷ luật sa thải nhưng trên thực tế thì các trường hợp sa thải trái pháp luật do vi phạm các quy tắc về thủ tục còn rất nhiều. Điều này xuất phát từ rất nhiều lý do, đó có thể do sự thiếu hiểu biết của chính người sử dụng lao động hoặc cũng có thể là do việc quá coi nhẹ vấn đề thủ tục thậm chí cố tình không tuân thủ của người sử dụng lao động. Trong thực tế thì các trường hợp sa thải trái pháp luật về thủ tục thường rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
2.4.1. Sa thải trái pháp luật do vi phạm các quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật. kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm là quyền của người sử dụng lao động. Bởi vậy, về nguyên tắc chỉ có người sử dụng lao