Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với văn bản QPPL và hoạt

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng (Trang 60 - 67)

6. Bố cục của Luận văn

3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với văn bản QPPL và hoạt

hoạt động ban hành văn bản QPPL

Văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL ở Hải Phòng thời gian gần đây đã đi vào nề nếp, chất lượng văn bản QPPL ngày càng được nâng cao, nhưng cũng không thể phủ nhận là vẫn còn một khối lượng tương đối lớn những văn bản QPPL ban hành vi phạm các quy định của pháp luật. Để hạn chế tới mức thấp nhất những văn bản kém chất lượng, những văn bản vi phạm các

quy định của pháp luật thì công tác kiểm tra, xử lý là rất cần thiết. Việc kiểm tra, xử lý nên tiến hành theo quy trình sau :

Thứ nhất: Đề cao vai trò tự kiểm tra của chính cơ quan ban hành văn bản. Việc đề cao trách nhiệm tự kiểm tra của cơ quan ban hành đối với văn bản do mình ban hành có những cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng. Một là, mỗi cơ quan Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Văn bản quy phạm là một sản phẩm cụ thể trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, kiểm tra văn bản do mình ban hành chính là kiểm tra các hoạt động mà mình đã thực hiện, kiểm tra hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động đó trên thực tế. Hai là, chính cơ quan ban hành văn bản là cơ quan hiểu rõ hơn ai hết lí do, mục đích của việc ban hành văn bản, những điều kiện kinh tế - xã hội nào là cơ sở của việc ban hành văn bản, là cần thiết cho việc thực hiện chúng. Vì vậy, cơ quan này có khả năng lớn nhất trong việc đánh giá khi nào thì văn bản không còn phù hợp với điều kiện thực tế nữa và mức độ không phù hợp như thế nào là vượt quá giới hạn chấp nhận được. Do vậy, hoạt động tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản sẽ có giá trị thiết thực hơn hoạt động kiểm tra, giám sát của bất cứ cơ quan nào;

Thứ hai: Mặc dù hoạt động tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản có nhiều ưu điểm như vậy, nhng có thể do bị chi phối bởi những quan điểm xây dựng văn bản từ trước hoặc chỉ thuần túy là phản ứng tự bảo vệ mà cơ quan này đôi khi khó hoặc không muốn thừa nhận sự khiếm khuyết của văn bản, đặc biệt là những khiếm khuyết được tạo ra ngay trong quá trình xây dựng văn bản. Do vậy, cần có thêm cơ quan khác có cái nhìn khách quan hơn đối với văn bản pháp luật, đồng thời có chức năng chuyên trách trong việc đánh giá văn bản.

Song song với việc đề cao trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản, kiện toàn và tăng thẩm quyền của cơ quan kiểm tra độc lập, hoạt động rà soát, hệ thống hóa pháp luật cần được tiến hành thường xuyên. Pháp luật cần quy định những khoảng thời gian xác định để định kì rà soát, hệ thống hóa pháp luật vì rà

soát, hệ thống hóa pháp luật là hoạt động có nhiều khả năng phát hiện văn bản pháp luật khiếm khuyết, trong đó có văn bản bất hợp lí.

Tất cả những vấn đề nói trên được thực hiện đồng thời, chú trọng đúng mức, kết hợp với cơ chế tiếp nhận và xử lí ý kiến của cá nhân, tổ chức đối với văn bản bất hợp lí sẽ tạo nên cơ chế phát hiện, xử lí văn bản quy phạm đồng bộ, hiệu quả./.

KẾT LUẬN

Các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, có hình thức đáp ứng được những đòi hỏi của quản lý Nhà nước luôn luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Một văn bản quy phạm pháp luật được coi là có chất lượng khi nội dung của nó phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; có nội dung hợp pháp, được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức và thủ tục; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm ban hành, đồng thời phải có kỹ thuật pháp lý cao. Trên thực tế, không phải tất cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều ban hành được những văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng được các tiêu chí trên. Bởi lẽ, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động khá phức tạp, mang tính sáng tạo cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, kinh phí và nhất là cán bộ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về soạn thảo văn bản. Từ đó khẳng định công tác văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng, nhất là đối với chính quyền địa phương nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Trong những năm qua công tác văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các cấp chính quyền thành phố Hải Phòng đã và đang được quan tâm: Tại Sở Tư pháp đã thành lập phòng Văn bản quy

phạm pháp luật và phòng Theo dõi kiểm tra thi hành pháp luật để bảo đảm chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp chính quyền tại Hải Phòng ban hành. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao: công tác kiểm tra chủ yếu thực hiện theo đợt; đối tượng kiểm tra chủ yếu là các văn bản quy phạm của cấp thành phố ban hành. Trong khi đó chính quyền cấp xã và cấp huyện là các cấp chính quyền gần dân nhất, các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp này ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân lại chưa được quan tâm đúng mức.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế luận văn tìm ra những nguyên nhân, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn bản quy pham pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng.

Tuy nhiên, do tính phức tạp và phạm vi rất rộng của vấn đề nghiên cứu, cho nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Hy vọng đề tài sẽ được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

3. Nghị Quyết số 11/2007/QH12 Nghị Quyết về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008.

4. Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung năm 2001.

5. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003.

6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

8. Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

9. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

11. Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.

12. Bộ Tư pháp, Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr.130.

13. Bùi Thị Đào, Pháp luật Việt Nam về xây dựng văn bản QPPL trong tiến trình hội nhập và phát triển – một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

14. Bùi Thị Đào, nhân dân góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 9/2002.

15. Bùi Thị Đào, Lê Văn Long, vấn đề xử lý văn bản bất hợp lý, tạp chí luật hoc, số 8/2008.

16. Nguyễn Đăng Dung, Tổ chức chính quyền địa phương (Lịch sử và hiện tại), NXB Đồng Nai, 1997.

17. Trương Đắc Linh, Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến Pháp và pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

18. Lê Minh Tâm, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và Thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.

19. Nguyễn Thế Quyền, Hiệu lực của văn bản pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.71.

20. Bộ Tư pháp, Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007.

21. Đoàn Thị Tố Uyên, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội, 2003.

22. Hoàng Minh Hà, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội, 2004.

23. Đào Trọng Giáp, Công tác hệ thống hóa Pháp luật của các cấp chính quyền ở tỉnh Gia Lai, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội, 2009.

24. Hoàng Thị Ngân, Trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai trái, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2008.

25. GS.TS Trần Ngọc Đăng, Về việc nâng cao chất lượng của các dự án luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2005.

25. Thạc sỹ Nguyễn Thị Phượng, về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền công dân của chính quyền địa phương hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước, số 3/2007, Học viện Hành chính Quốc gia.

26. Tiến sỹ Đỗ Ngọc Hải, Một số tiêu chí cơ bản để ban hành văn bản QPPL có chất lượng tốt, Tạp chí dân chủ và Pháp luật, số 5/2008.

27. Báo cáo số 263/BC-UBND ngày 15/12/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2010.

28. Báo cáo số 79/BC-STP ngày 18/12/2009 của Sở Tư pháp Hải Phòng về kết quả thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND trên địa bàn Hải Phòng.

29. Báo cáo số 255/BC-UBND ngày 10/12/2008 của UBND thành phố Hải Phòng về tình hình công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại thành phố Hải Phòng.

30. Báo cáo số 151/BC-TP ngày 21/12/2009 của phòng Tư pháp UBND quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng về tổng kết công tác tư pháp năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

31.http://www.haiphong.gov.vn. 32. Nguồn Internet.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w