6. Bố cục của Luận văn
3.3.3 Đổi mới quy trình soạn thảo văn bản QPPL
Để quy trình soản thảo VBQPPL của HĐND và UBND đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng văn bản QPPL. Thì một việc làm rất cần thiết là trong quá trình soạn thảo phải có sự tham gia của các cán bộ làm công tác tư pháp. Các cán bộ tư pháp tham gia vào quá trình soạn thảo phải là những người có chuyên môn về soạn thảo, kiểm tra và thẩm định văn bản QPPL. Với sự tham gia của các cán bộ tư pháp có chuyên môn sẽ tránh được các lỗi trong quá trình soạn thảo như lỗi về căn cứ pháp lý và các lỗi về nội dung. Việc tham gia của các cán bộ tư pháp sẽ kết hợp được việc soạn thảo với việc thẩm định văn bản QPPL.
Cần quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND những trường hợp nào nhất thiết phải thành lập Tổ soạn thảo. Đây là giải pháp cần thiết nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động soạn thảo, nâng cao chất lượng dự thảo văn bản. Cụ thể, nên quy định rõ những trường sau đây nhất thiết phải thành lập tổ soạn thảo:
+ Để soạn thảo các văn bản phức tạp liên quan đến nhiều ngành phối hợp quản lý, tổ chức thức hiện (quản lý đất đai, xây dựng, thương mại,…). Việc thành lập tổ soạn thảo trong những trường hợp này là rất cần thiết vì, văn bản
liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành thì một cán bộ hay một cơ quan không thể nắm hết được các đặc trưng của tất cả các ngành, dễ rất đến tình trạng văn bản do cơ quan nào chủ trì soạn thảo sẽ có xu hướng ban hành ra những quy định có lợi cho ngành, đơn vị mình, coi nhẹ quyền và lợi ích của ngành khác, hoặc có thể sẽ ban hành ra những văn bản QPPL không điều chỉnh được các quan hệ phát sinh trong các ngành, đơn vị khác. Khi không ban hành được ra các văn bản QPPL có thể điều hòa quyền, lợi ích và trách nhiệm của các ngành, các đơn vị với nhau sẽ dẫn đến tình trạng là các ngành, các đơn vị sẽ liên tục yêu cầu sửa đổi, bổ sung điều này sẽ làm giảm hiệu lực của văn bản và gây nên tình trạng mâu thuẫn pháp luật;
+ Soạn thảo các văn bản quy định cơ chế phối hợp thực hiện pháp luật. Trong trường hợp này việc thành lập tổ soạn thảo là cần thiết bởi vì, việc thực hiện pháp luật thường là thực hiện nghĩa vụ nhiều hơn là quyền. Nên nếu không thành lập tổ soạn thảo trong trường hợp này thì dễ dẫn đến tình trạng nhận quyền và đẩy trách nhiệm sang các ngành và đơn vị khác.