Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và thống nhất

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng (Trang 51 - 53)

6. Bố cục của Luận văn

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và thống nhất

Trước hết, cần hoàn thiện các quy định về quy trình ban hành văn bản QPPL. Xây dựng một quy trình ban hành văn bản QPPL thống nhất, gọn nhẹ, áp dụng chung cho tất cả các loại văn bản QPPL theo cam kết của Việt Nam

khi gia nhập WTO, mà vẫn bảo đảm yêu cầu về chất lượng do Quốc Hội, Chính phủ đặt ra. Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 mới chỉ quy định về quy trình ban hành văn bản QPPL ở các cơ quan trung ương, chưa hợp nhất được quy trinh ban hành tất cả các loại văn bản QPPL (vẫn tồn tại luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND) nên chưa giải quyết được triệt để và toàn diện các vấn đề của quy trình ban hành văn bản QPPL. Để khắc phục những thiếu sót và bất cập trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL, giải pháp lâu dài, logic và hữu hiệu nhất là Quốc hội hợp nhất những quy định về thẩm quyền, thủ tục ban hành văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương ban hành vào cùng một văn bản với tên gọi là Luật ban hành văn bản QPPL. Trong quá trình hợp nhất để bảo đảm tính ổn đinh và cơ sở pháp lý của các văn bản do chính quyền địa phương ban hành, pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng về việc HĐND, UBND có thẩm quyền sẽ phải sử dụng tên loại văn bản nào cho phù hợp khi giải quyết một công việc cụ thể để tránh việc sử dụng sai tên văn bản.

Một vấn đề cần xem xét là có nên giao cho cấp xã thẩm quyền ban hành văn bản QPPL hay không và nếu có thì là loại văn bản nào? Bởi lẽ hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì chính quyền cấp xã có quyền ban hành 3 loại văn bản QPPL (HĐND ban hành nghị quyết, UBND ban hành quyết định và chỉ thị). Nhưng trên thực tế, với điều kiện, trình độ, năng lực còn hạn chế thì việc giao cho UBND cấp xã ra nhiều loại văn bản QPPL như hiện nay sẽ ít có hiệu quả, không bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Để có một văn bản QPPL khả thi, phải đề cao năng lực và tính chịu trách nhiệm của chủ thể soạn thảo, ban hành văn bản QPPL. Bởi lẽ, bất cứ một việc làm thiếu trách nhiệm của chủ thể soạn thảo, ban hành văn bản QPPL đều có thể dẫn đến hậu quả những văn bản QPPL ban hành ra có chất lượng thấp, thiếu tính khả thi. Vì vậy, cần hoàn thiện chế độ trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong quy trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL. Cần ban hành

một mục riêng nằm trong Luật ban hành văn bản QPPL về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong việc tham mưu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình, thông qua và ký ban hành văn bản QPPL trái luật. Có như vậy, các chủ thể ban hành văn bản QPPL sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với công việc đang đảm nhiệm và nhờ đó chất lượng của văn bản QPPL nói chung và chất lượng văn bản QPPL của Hải Phòng nói riêng được nâng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay, khi mà chúng ta đang xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chủ động, sáng tạo trong giới hạn thẩm quyền và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình cũng như một bộ máy nhà nước có sự phân công, phân cấp rõ ràng.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w