- Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân.
62 90 68 60 Công ty may 10 78 94 68
2.3.5. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là chỗ dựa cho phong trào công nhân
trào công nhân
Công đoàn Hà Nội là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân Hà Nội, là nơi vận động giáo dục, nuôi dưỡng và rèn luyện công nhân, viên
chức, lao động về mọi mặt làm chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước, làm cầu nối liền giữa Đảng với quần chúng công nhân, viên chức, lao động, làm nòng cốt trong khối liên minh công - nông - trí. Vì vậy, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là nhân tố cơ bản đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp công nhân. ý thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua các tổ chức công đoàn thủ đô đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, tìm phương thức hoạt động phù hợp với các loại hình cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Hướng hoạt động công đoàn về cơ sở, lấy công nhân lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động. Công đoàn các cơ sở đã chú trọng tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo…chống tham nhũng, xoá đói giảm nghèo… tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, giáo dục bồi dưỡng công nhân ưu tú giới thiệu với Đảng…
Tuy nhiên, hiệu quả mà hoạt động các tổ chức công đoàn đã tạo ra chủ yếu mới tập trung ở khu vực kinh tế quốc doanh, còn ở khu vực ngoài quốc doanh các tổ chức công đoàn vẫn chưa phát huy tác dụng. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn nên quyền lợi của công nhân không có ai bảo vệ.
Theo số liệu thống kê, năm 2003 khu vực ngoài quốc doanh mới có 150 công đoàn cơ sở với 6.384 đoàn viên. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với tổng số công nhân, lao động đang làm việc ở khu vực này. ở nhiều tổ chức công đoàn cơ sở còn thiếu kinh nghiệm hoạt động, một số cán bộ công đoàn còn thiếu bản lĩnh, chưa thực hiện tốt vai trò là người đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Vì vậy, để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng dáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới cần phải đặc biệt coi trọng xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn, nhất là tổ chức công đoàn cơ sở để tổ chức công đoàn thực sự là chỗ dựa, là niềm tin của giai cấp công nhân. Để phát huy vai trò của công đoàn phát triển giai cấp công nhân, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Phải đổi mới tư duy về vai trò của công đoàn trong điều kiện mới, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội làm cầu nối giữa công nhân, lao động với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị của doanh nghiệp. Nếu như trước đây thường có quan niệm rằng công đoàn là tổ chức thiên về bảo vệ lợi ích của công nhân: hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký hợp đồng, đại diện cho công nhân ký thỏa ước lao động, hoà giải khi có tranh chấp lao động, giúp nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống…thì hiện nay cũng cần phải quan niệm mới về việc bảo vệ những quyền lợi cho các chủ thể sử dụng lao động. Như vậy, tư duy mới trong điều kiện nay là công đoàn phải là tổ chức có vai trò to lớn trong việc giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích giữa công nhân và các chủ thể sử dụng lao động. Tránh tuyệt đối hoá lợi ích của công nhân, không tính tới lợi ích của các chủ thể sử dụng lao động và ngược lại chỉ bảo vệ lợi ích của giới chủ mà không quan tâm tới lợi ích của công nhân.
- Công đoàn phải là trung tâm tập hợp đoàn kết đông đảo công nhân, viên chức và người lao động. Chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho họ. Vận động công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
- Đổi mới, kiện toàn tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tiếp tục coi công tác phát triển tổ chức công đoàn là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Trong cơ chế quản lý cũ, công đoàn do Đảng tổ chức, chỉ đạo vì thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình, nhưng cũng có những lúc, những nơi Đảng bao biện làm thay, làm cho vai trò của tổ chức công đoàn trở nên lu mờ. Chính vì vậy, việc đổi mới là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm sao cho tổ chức công đoàn thực sự cần thiết không chỉ cho giai cấp công mà còn cần thiết cho những người sử dụng lao động. Công đoàn cần khắc phục bệnh quan liêu, hành chính, tránh nặng về hội họp, giấy tờ, nghị quyết, cần tránh tình trạng hoạt động hướng về hình thức, phô trương mà kém hiệu quả. Đổi mới tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn là sử dụng nhiều hình thức, phong phú phù hợp với từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp, hướng đến những phong trào cụ thể thiết thực
như phong trào thi đua, đền ơn đáp nghĩa, phụ nữ giúp nhau trong nghề nghiệp, trong tìm kiếm việc làm, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình…tổ chức công đoàn phải là nơi gắn kết người lao động với người sử dụng lao động, là chỗ dựa chủ yếu cho công nhân, viên chức, lao động.
- Tuyên truyền giáo dục, tập hợp, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạn, vững vàng về chính trị, giác ngộ về giai cấp, thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí kiên cường xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động mạnh mẽ, sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc