0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xu hướng thay đổi mạnh mẽ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ BIẾN ĐỘNG GIAI CẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ PDF (Trang 48 -55 )

- Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân.

2.1.2.1. Xu hướng thay đổi mạnh mẽ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân

nghiệp vụ của công nhân

- Trình độ học vấn.

Theo điều tra năm 2004 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trình độ học vấn công nhân Hà Nội so với một số tỉnh, thành phố khác như sau:

Bảng 2.7: Trình độ học vấn của công nhân ở một số thành phố ở nước ta

Đơn vị tính: % Tỉnh, thành phố Trình độ học vấn Tiểu học (cấp 1) THCS (cấp 2) THPT (cấp 3) Hà Nội 2,5 21,10 76,40 Hải Phòng 1,02 43,80 50,20 Yên Bái 0,81 33,20 46,30 Gia Lai 6,44 40,15 62,52 Đồng Nai 4,87 19,48 38,90 Đà Nẵng 6 33,0 61,00 Sóc Trăng 12,05 25.34 62,08 Nguồn:[20, tr.22.]

Cũng theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trình độ học vấn của công nhân nước ta được nâng lên một cách đáng kể. Nếu như năm 1976 chỉ 29,2% công nhân có trình độ học vấn cấp III (PTTH) thì năm 1985, tỷ lệ đó đã nâng lên 42,5%. Năm 2000, công nhân nước ta nói chung có trình độ học vấn còn thấp: mù chữ: 0,6%; tiểu học:4,85; trung học cơ sở: 21.1%; trung học phổ thông: 62%. Đến năm 2002, tình trạng trên được cải thiện rõ rệt, không còn mù chữ, trình độ tiểu học giảm xuống còn 14, 7%; trung học phổ thông tăng lên 76%[31, tr.18].

Tuy nhiên, lực lượng công nhân nước ta có trình độ học vấn cao phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Sóc Trăng…Mặt khác, tuỳ vào ngành nghề khác nhau mà trình độ học vấn cũng khác nhau. Cụ thể như: Trình độ tiểu học của công nhân ngành công nghiệp là 4,16% thì ngành dệt may là 7,75%, trình độ THPT của công nhân ngành công nghiệp là 84,1% thì công nhân ở nhiều ngành khác chỉ là 62,1%. Và hầu hết ở các ngành nghề vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn giữa nam và nữ.

Đối với công nhân Hà Nội, trình độ học vấn được thống kê vào thời điểm31/12/2004(xem biểu 2.8)

Bảng 2.8: Trình độ học vấn của công nhân, lao động Hà Nội

Trình độ Số lượng Năm 2004 (tỷ lệ %) Năm 2002 (tỷ lệ % ) Tiểu học 4156 2 2,5 THCS 41521 17 21,1 THPT 200.801 81 76,4 Nguồn:[30, tr.2]

Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ công nhân mới đạt đến trình độ tiểu học vẫn còn, mặc dù có giảm dần từ năm 2002: 2,5% xuống còn 2% vào năm 2004. Tỷ lệ công nhân có trình độ trung học phổ thông đã tăng dần lên từ 76,4% năm 2002 lên 81% năm 2004, điều đó cho thấy chất lượng của công nhân Hà Nội đã có sự chuyển dịch đáng kể. Trong những năm gần đây, do yêu cầu của công việc trong thời kỳ mới, tiêu chí tuyển công nhân của các doanh nghiệp nói chung đều từ trình độ trung học phổ thông trở lên, do vậy mà đội ngũ công nhân có trình độ trung bình chung cao hơn . So với công nhân ở các thành phố khác thì trình độ học vấn của công nhân Hà Nội cao hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để tác động tích cực tới việc nâng cao năng suất lao động, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời góp phần vào quá trình phân công lao động xã hội tạo ra xu hướng biến động về chất lượng của giai cấp công nhân tại thành phố Hà Nội.

- Trình độ chuyên môn, tay nghề Về trình độ chuyên môn.

Theo kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, năm 2002 thì tỷ lệ lao động nói chung của cả nước chưa qua đào tạo ở nước ta còn chiếm tỷ lệ rất cao. Lao động đã qua đào tạo ở khu vực sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 27,36% trong tổng số đó, tiến sĩ chiếm 0,03%, thạc sĩ: 0,08%, đại học 5,65%, cao đẳng 1,01%, THCN 4,71%, công nhân kỹ thuật 15,87% số lao động chưa qua đào tạo chiếm 72,64%. Theo cách tính tương tự đối với lao động nữ, các tỷ lệ tương ứng lần lượt là: 20,72%; 0,01%; 0,04%; 4,03%; 0,90%; 4,48%; 11,25% và 79,28%[23, tr.16].

Trình độ chuyên môn của công nhân Hà Nội được khảo sát tại thời điểm 31/12/2004( xem biểu 2.9)

Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của công nhân, lao động Hà Nội

Trình độ Số lượng Năm 2004 (tỷ lệ %)

Năm 2002 (tỷ lệ % )

Chưa qua đào tạo 68408 28 8,8 Sơ cấp 61623 25 31,1 Trung cấp 54828 22 28,7 Đại học 57377 23 27,8 Trên đại học 4242 2 3,6

Nguồn:[30, tr.2]

Sở dĩ, có hiện tượng số công nhân chưa qua đào tạo năm 2004 cao hơn năm 2002 vì số lao động này chủ yếu là lao động nông nghiệp ở các vùng lân cận lên Hà Nội kiếm việc làm sau khi được tuyển dụng, họ gia nhập vào đội ngũ công nhân. Điều đó đã làm cho mặt bằng chung về trình độ chuyên môn, tay nghề giảm xuống.

Về trình độ tay nghề.

Theo kết quả điều tra xã hội của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam cho thấy trình độ bậc thợ của công nhân nước ta như sau:

Bảng 2.10: Trình độ tay nghề của lao động nước ta

Trình độ lao động Tỷ lệ %

Lao động giản đơn 22,31 55,0 Bậc 1 6,7 Bậc 2 9,4 Bậc 3 16,6 Bậc 4 12,8 23,9 Bậc 5 11,1 Bậc 6 6,0 8,4 Bậc 7 2,4 Nguồn:[20, tr. 24]

Kết quả trên cho thấy tình trạng mất cân đối rất lớn trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Công nhân chưa qua đào tạo còn tới 22,31%,

công nhân có trình độ từ bậc 1 - 3 chiếm 32,7%, trong khi đó công nhân có trình độ từ bậc 6 - 7 chỉ có 8,4%. Trình độ của công nhân ở các vùng khác nhau cũng khác nhau, ở Hà Nội, công nhân chưa qua đào tạo chuyên môn là 3,5% thì ở Quảng Ninh là 14,5%, Tây Nguyên là 63,4%. Riêng ở Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo, nên tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo chiếm tới 48,3% và 32,55%, công nhân có trình độ bậc thợ 6 - 7 chỉ chiếm khoảng 5,5%[20, tr.25]. Tương ứng với số liệu trên thì trình độ của tay nghề của công nhân, lao động Hà Nội như sau:

Bảng 2.11: Trình độ tay nghề của công nhân, lao động Hà Nội năm 2004 (điều

tra trên 187.422 công nhân sản xuất trực tiếp) Trình độ Số lượng Năm 2004

(tỷ lệ %)

Năm 2002 (tỷ lệ %)

Lao động giản đơn 13119 7 5 Bậc 1- 3 95585 51 57 Bậc 4, 5 58102 31 27 Bậc 6,7 20616 11 11

Nguồn: [30, tr. 3]

Nếu so với các vùng khác thì ở Hà Nội tỷ lệ nhà máy, xí nghiệp có đội ngũ công nhân có trình độ cao tập trung nhiều hơn. Chẳng hạn, năm 2001, ở Công ty Cao su sao vàng có 2.500 công nhân, trong đó có 1.788 công nhân trực tiếp sản xuất (71,6% tổng số công nhân toàn công ty), tuổi đời bình quân là 39, tuổi nghề bình quân là 19 năm, công ty có 180 kỹ sư (7,2%), 110 người có trình độ trung cấp (4,4%), công nhân kỹ thuật có bậc thợ phân bố như sau:

Bảng 2.12: Trình độ đội ngũ công nhân công ty cao su sao vàng năm 2001

Bậc thợ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Bậc 1 22 0,9 10,6 Bậc 2 47 1,9 Bậc 3 196 7,8 Bậc 4 504 20,2 42,2 Bậc 5 549 22,0

Bậc 6 428 17,1 18,8 Bậc 7 42 1,7

Tổng số 1788 71,6

Nguồn:[20, tr. 25]

ở công ty cơ khí Hà Nội, đại bộ phận công nhân có trình độ trung cấp, có một số đã tốt nghiệp đại học.

Hiện nay đội ngũ cán bộ KHKT ở Hà Nội chiếm 18% tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật trong cả nước, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh (30%). số công nhân, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn từ 60 - 70% nên ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động chủ yếu vẫn là thủ công, sử dụng sức lao động cơ bắp là chính làm cho hiệu quả sản xuất còn thấp, năng suất lao động không cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Do số lượng lao động chưa qua đào tạo trong khu vực sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn nên dẫn đến tình trạng thừa lao động không có chuyên môn ở các doanh nghiệp (năm 1998 - 2000, Hà Nội thừa 30%).

Một hiện tượng xảy ra hiện nay không chỉ đối với công nhân mà còn đối với cả lực lượng lao động nói chung đó có nhiều công nhân phải làm việc trái với ngành, nghề được đào tạo. Theo kết quả điều tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ có 75,85 công nhân đang làm việc phù hợp với ngành nghề đào tạo[20, tr.26]. Điều đó ảnh hưởng lớn tới năng suất và hiệu quả lao động, mặt khác gây lãng phí trong đào tạo.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân thành phố cũng tham gia nhiều hình thức học tập đa dạng. Tuy nhiên hình thức đào tạo chủ yếu là bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ, học tại chức, do vậy trình độ thực chất của công nhân cũng chưa cao.

Theo kết quả điều tra về các hình thức đào tạo của công nhân từ năm 1995 đến năm 2004 cho thấy:

Bảng 2.13: Hình thức đào tạo và trình độ của công nhân Hà Nội

tại thời điểm (31/12/2004)

Đơn vị tính: % Hình thức học/ trình độ Đơn vị Học văn hoá Đại học Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luận Không được học gì Học chính quy Học tại chức Tổng Cty ĐT và PT nhà Hà Nội 6 26 61 26 21 12 16 TCTXD công trình 8 5 23 44 21 12 9 14 Cty VPP Hồng Hà 13,3 20 36 23,3 10 10 10 Cty Thiết bị đo điện 5 15 90 30 25 Cty Bóng đèn phích

nước Rạng Đông 6 68 18 2 4 8 Công ty may 10 2 20 74 52 4 52 Cty cơ khí Hà Nội 6 14 50 20 16 4 2 Điện lực Hà Nội 4 28 54 8 8 12 24 Công ty dệt may Hà Nội 6 24 30 40 10 10 22 Tổng số 5 20,8 54,4 25,8 7,4 8,2 18,4

Nguồn: [1, tr.18]

Kết quả trên cho thấy, mặc dù số công nhân học đại học có tỷ lệ khá cao, khoảng trên 20%, nhưng tỷ lệ công nhân học tại chức vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, số công nhân chỉ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, bình quân khoảng 54%. Điều này đã dẫn đến thực tế là đội ngũ thợ lành nghề, còn chiếm tỷ lệ thấp.

Như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công nhân thành phố nhìn chung còn thấp nên năng suất và hiệu quả lao động không cao, lao động thủ công vẫn là cơ bản. Nhưng quá trình này sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong khoảng 10 năm tới.

Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, các ứng dụng CNTT vào sản xuất ngày càng nhiều và lĩnh vực này cũng thu hút nhiều công nhân tham gia. Hiện nay ở một số nhà máy, xí nghiệp, một số quy trình, công đoạn sản xuất đã gắn với tin học, tự động hoá sản xuất, công nhân là người điều khiển máy móc, tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất nhưng hiệu quả đem lại rất cao. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã sử dụng mạng Internet, lập các trang thông tin điện tử (Website) hoặc giao dịch thư tín, thương mại điện tử, trang bị máy tính cá nhân cho công nhân để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cho thấy, mức độ ứng dụng CNTT ở nước ta còn rất thấp. Trong số trên 2,8 triệu cơ sở kinh tế tại thời điểm điều tra chỉ có hơn 90 ngàn cơ sở có sử dụng máy vi tính (chiếm 3,1%); số không óc máy vi tính chiếm 96,9%. Trong số các cơ sở có máy vi tính, chỉ có 0,5% số cơ sở kết nối mạng nội bộ (LAN), 0,8% số cơ sở kết nối mạng Internet[23, tr.9]. Số cơ sở sử dụng thương mại điện tử chiếm 1,14%, ở các loại hình doanh nghiệp, mức độ ứng dụng CNTT cũng khác nhau.

Cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp nhà nước: có 92,4% số cơ sở có máy vi tính; 39,1% cơ sở có kết nối; 9,8% cơ sở có giao dịch thương mại điện tử.

Cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ tương ứng là: 96,8%; 8,9% và 16,3%

Cơ sở là trụ sở chính của doanh nghiệp ngoài nhà nước: 48,9%; 19;41%; 4,5%. Các tỉnh có tỷ lệ số cơ sở có máy tính cao nhất là Hà Nội (9,8%); thành phố Hồ Chí Minh (7,6%); Bình Dương (7,5%), thấp nhất là Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam với các tỷ lệ tương ứng là 0,93%, 0,86%, 0,85%.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động biết sử dụng máy tính phục vụ công việc chuyên môn, nghiệp vụ chỉ chiếm 7,8% trong tổng số lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, trong đó 6,1% lao động của khu vực sản xuất kinh doanh biết sử dụng máy tính; 13,4% lao động của khu vực hành chính sự nghiệp biết sử dụng máy tính. Hiện nay số lao động biết sử dụng máy vi tính của Hà Nội là:

Bảng 2.14: Số máy tính đang sử dụng trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự

Đơn vị tính: chiếc

Tổng số

Số máy tính đang sử dụng trong các CS SXKD

Số máy tính sử dụng trong các cơ sở HC, SN, Đảng, đoàn thể, hiệp hội. Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Trong các cơ sở là trụ sở chính của DN Trong các cơ sở là đơn vị PT DN Trong các cơ sở hành chính Trong các cơ sở sự nghiệp Trong các cơ sở Đảng, đoàn thể, hiệp hội 524 988 294 006 174 782 85 307 230 982 88 305 13048 8 12 189 Số máy kết nối mạng LAN 178 683 114 171 70 922 43 249 64 512 28 104 33 690 2 718 Số máy kết nối Internet 65 894 50 238 37 152 13 086 15 656 4 332 10 401 923 Hà Nội 106 711 59 224 43 129 13 245 47 487 17 761 28 299 1 427 Số máy kết nối mạng LAN 43 762 27 821 20 600 7 221 15 941 6 967 8 390 584 Số máy kết nối Internet 19 389 15 168 11 893 3 275 4 221 1 350 2 665 206 Nguồn: [23, Biểu 54, tập 1]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ BIẾN ĐỘNG GIAI CẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ PDF (Trang 48 -55 )

×