Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pdf (Trang 67 - 70)

- Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân.

2.2.1.Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,

62 90 68 60 Công ty may 10 78 94 68

2.2.1.Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,

nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tiếp tục thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN là giải pháp tối ưu nhất để giải phóng sức sản xuất xã hội và giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở Hà Nội hiện nay.

Hiện nay, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta nói chung, ở Hà Nội vừa thấp vừa không đồng đều giữa các vùng, tiểu vùng kinh tế, vì vậy kinh tế nhiều thành phần có khả năng phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, mọi trình độ của lực lượng sản xuất vào quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân.

Trong những năm qua, với chủ trương đúng đắn đó, sức sản xuất xã hội ở nước ta được giải phóng, quan hệ sản xuất thay đổi một cách căn bản, tạo ra hàng vạn chỗ làm mới giải quyết cơ bản sức ép về lao động nhất là lực lượng lao động ở nông thôn; tăng thời gian sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn xuống mức đáng kể. Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã thúc đẩy được tính năng động của nền kinh tế, thu hút tất cả các chủ thể, lực lượng lao động tham gia sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Để giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cần phải tiếp tục thực hiện chủ trương “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” với ý nghĩa như một giải pháp chiến lược tạo ra động lực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường luôn tồn tại những mặt tiêu cực tác động xấu tới các mặt của đời sống xã hội, trong đó một biểu hiện ngày càng phức tạp là sự phân hoá, phân tầng xã hội, hình thành những kết cấu xã hội mới tạo ra tính không thuần nhất không chỉ giữa các giai cấp mà ngay trong nội bộ từng giai cấp ảnh hưởng lớn tới ý thức chính trị của từng

giai cấp và hiệu quả chung của phong trào cách mạng. Điều đó cũng thể hiện rõ trong sự biến động của giai cấp công nhân Hà Nội trong thời kỳ hiện nay.

Đảng và Nhà nước cần phải đảm bảo định hướng XHCN cho các mục tiêu kinh tế xã hội, và sự phát triển của xã hội nói chung. Đảng và Nhà nước phải có định hướng phát triển đối với từng thành phần kinh tế cụ thể:

- Đối với thành phần kinh tế nhà nước, là một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc phát triển thành phần kinh tế nhà nước mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước là điều kiện quan trọng để tập trung vào hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể - hình thức sở hữu thể hiện tập trung nhất lợi ích của giai cấp công nhân. Doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp giữ vững vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất và chất lượng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành luật pháp. Khi lợi ích của người công nhân được đảm bảo, quyền sở hữu được tập trung vào tay giai cấp công nhân thì giai cấp công nhân mới là người chủ thực sự, đại diện cho phương thức sản xuất đó. Khi lợi ích của công nhân được thực hiện, công nhân sẽ tập trung được sức mạnh, lực lượng, trí tuệ vào bảo vệ những lợi ích đó. Và chỉ khi giai cấp công nhân được tập hợp đông đảo, có nhận thức đúng đắn thì mới có thể làm tròn vai trò của người chiến sĩ tiên phong, hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.

Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước, nhưng quá trình này đòi hỏi phải có điều kiện để làm sao cho kinh tế nhà nước vẫn giữ được vai trò chi phối đối với những ngành, lĩnh lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, mà không ảnh hưởng đến chủ trương đa dạng hoá sở hữu và việc khuyến khích các thành phần kinh tế khác.

- Đối với thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần khuyến khích phát triền đa dạng các loại hình liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác ở trong nước để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở hai thành phần kinh tế này đang thu hút một số lượng

lớn công nhân với tốc độ phát triển tương đối nhanh, số công nhân hàng năm tăng lên không ngừng. Điều đặc biệt là đa số những công nhân có tay nghề trong hai thành phần kinh tế này lại chủ yếu được chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang nên tuổi đời bình quân của công nhân ở hai thành phần kinh tế này cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Việc phát triển hai thành phần kinh tế này đang mang lại hiệu quả kinh tế to lớn như thu hút được lượng vốn đầu tư nhiều, trình độ khoa học công nghệ được ứng dụng sản xuất hiện đại, thu nhập của công nhân cao hơn so với mặt bằng chung thu nhập của công nhân cả nước. Tuy nhiên, ở hai thành phần kinh tế này, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, sở hữu trên thực tế, lợi nhuận thực tế thu được lại không thuộc về giai cấp công nhân mà lại thuộc về tay các nhà tư bản nên công nhân thực chất cũng chỉ là người làm thuê, làm công ăn lương trong những điều kiện bắt buộc nhất định. Do vậy, việc phát triển hai thành phần kinh tế này nhằm mục đích giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đào tạo lao động, tìm kiếm đầu tư, khoa học công nghệ để tập trung phát triển là một chủ trương đúng dắn. Nhưng để có định hướng phát triển đòi hỏi Nhà nước phải có những điều chỉnh nhất định để công nhân luôn ý thức được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội, không làm mất đi tính giai cấp, tính cách mạng của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Làm sao để cho người công nhân nhận thức được rằng đó chỉ là giai đoạn đặc thù, là bước “quá độ” để chuyển người công nhân từ người công nhân làm thuê lên thành người công nhân làm chủ.

Hiện nay, Hà Nội đang tiến hành CNH, HĐH, mà thực chất là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Việc đẩy mạnh CNH, HĐH có ý nghĩa là đẩy nhanh quá trình cải biến lao động và hình thành một cơ cấu kinh tế mới góp phần vừa giải phóng sức sản xuất vừa nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Cùng với quá trình CNH, HĐH, công nhân Hà Nội, nói chung đang từng bước có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất. Một mặt, CNH, HĐH góp phần vào đào tạo ra những công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc qua đó nâng cao được tính chất và trình độ của lực

lượng sản xuất, mặt khác, chính CNH, HĐH lại mở ra khả năng sử dụng lao động vào các quy trình sản xuất, nhất là sản xuất hiện đại và thu hút một lượng lao động to lớn khi một cơ cấu kinh tế hợp lý được xác lập. ý thức được tầm quan trọng của CNH, HĐH đối với việc thay đổi cơ cấu kinh tế và cải biến lao động, thu hút và giải quyết làm nên Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH trước hết ở nông nghiệp, nông thôn nơi lao động thủ công còn chiếm đa số và có môt lực lượng to lớn lao động. Do đó, đẩy mạnh CNH, HĐH là một giải pháp có tính chiến lược đối với vấn đề lao động, việc làm hiện nay.

Quá trình CNH, HĐH cũng góp phần to lớn vào quá trình phân công lao động xã hội, nhất là khi một cơ cấu kinh tế hợp lý được hình thành về cơ bản vào những năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nhưng trước mắt, để giải quyết vấn đề lao động, việc làm hiện nay chúng ta cần phải có sự phân công lao động ngay trong từng bước phát triển đảm bảo sự phát triển hài hoà, đồng đều, tránh thiên lệch thái quá về trình độ, cơ cấu ngành nghề, số lượng lao động tập trung ở một vùng nhất định, nhất là ở các thành phố lớn. Điều đó sẽ tạo ra sự phát triển không đều, dễ gây ra bất bình đẳng về mọi mặt trong xã hội. Do đó, phân công lao động xã hội hợp lý là một trong những giải pháp quan trọng đối với vấn đề lao động, việc làm hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pdf (Trang 67 - 70)