Sự biến động của giai cấp công nhân còn thể hiện ở xu hướng phân hoá trong đội ngũ công nhân ngày càng rõ rệt, tạo ra sự đa dạng hoá trong đội ngũ công nhân; hình thành những kết cấu xã hội giai cấp mới, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của giai cấp công nhân.
2.1.1. Sự biến động về số lượng của giai cấp công nhân Hà Nội
Trong những năm qua, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, giai cấp công nhân Hà Nội đã có sự biến động mạnh về số lượng.
- Sự biến động của công nhân trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế. kinh tế.
Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, số doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhanh chóng đã thu hút một lượng lớn công nhân, lao động tham gia vào sản xuất.
Theo số liệu thống kê, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của Hà Nội trong 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003 đã tăng lên nhanh chóng.
Bảng 2.1: Số doanh nghiệp của Hà Nội qua các năm 2001, 2002, 2003
Số doanh nghiệp Tốc độ phát triển (%) 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 2002/2001 2003/2002
6407 9460 11.813 147,65 124,87 Nguồn:[26, tr.211] Nguồn:[26, tr.211]
Tính đến 31/12/2004, Hà Nội có 29.408 doanh nghiệp, trong đó:
- Doanh nghiệp nhà nước: 387 doanh nghiệp (có 123 DNNN thuộc thành phố quản lý).
- Công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước: 320 doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 601 doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty tư nhân….): 28.100 doanh nghiệp[21, tr.5].
Chỉ tính riêng trong khối doanh nghiệp thì cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp đã làm cho số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng.
Bảng 2.2: Số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ở Hà Nội
qua các năm 2001, 2002, 2003 Đơn vị tính: người 21/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Hà Nội Tổng số LĐ LĐ nữ Tổng số LĐ LĐ nữ Tổng số LĐ LĐ nữ 502.351 183.085 606.898 214.253 690.346 234.232 Nguồn:[26, tr.298]
Với những số liệu ghi trên đã phản ánh sự biến động về số lượng của giai cấp công nhân. Sự thay đổi của hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các nhà doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư, đã làm cho số lượng doanh nghiệp tăng lên với tốc độ cao, kéo theo là tăng một khối lượng công nhân đông đảo. Cũng từ đó lực lượng công nhân được thu hút vào làm việc ở các doanh nghiệp có những biến đổi khác nhau. Đối với những doanh nghiệp làm ăn có lãi và có chế độ ưu đãi tốt cho công nhân thì thu hút được nhiều công nhân và ngược lại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, công nhân dần chuyển sang các công ty khác, do đó, không chỉ là sự tăng lên về số lượng mà công nhân có sự dịch chuyển về số lượng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau rõ nét.
Theo số liệu thống kê, hiện nay số công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn. (bảng 2.3)
Bảng 2.3: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị tính: người
Tổng số 416.181 441.996 447.568 480.340 504.800 Nguồn: [3, tr.26, 27]
So sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước của thành phố Hà Nội với một số thành phố khác cho thấy số công nhân, lao động trong khu vực nhà nước của Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao(12,17%)
Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội
và một số thành phố khác
Đơn vị tính: nghìn người
Toàn quốc Hà Nội TP.HCM Hải Phòng
Dân số trung bình 82069,8 3082,8 6063,0 1772,5 LĐ đang làm việc trong
khu vực Nhà nước 4141,9 504,8 133,2 111,4 Nguồn:[3, tr.35]
Sở dĩ có số công nhân làm việc trong khu vực nhà nước ở Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao (12,17%) là vì có một số công ty của Nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn là những công ty làm ăn phát đạt, một phần vì mặt hàng mà công ty sản xuất là những mặt hàng trọng yếu đối với nền kinh tế quốc dân nên vẫn thu hút công nhân đến làm việc. Nếu so sánh số công nhân, lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước với công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy số lượng công nhân ở các doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn số công nhân làm ở khu vực ngoài nhà nước:
1. Doanh nghiệp nhà nước: 504.800 người.
2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước (HTX, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân): 308.186 người.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 39.663 người.
So sánh về số lượng và tốc độ tăng của công nhân, lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong vòng 5 năm trở lại đây từ năm 2000 - 2004( bảng 2.5):
Bảng 2.5: Số công nhân, lao động và tốc độ phát triển lao động trong các khu
Số lao động Tốc độ phát triển(%) 2000 2001 2002 2003 2004 2001/ 2000 2002/ 2001 2003/ 2002 2004/ 2003 Khu vực nhà nước 41618 1 44199 6 44756 8 48034 0 50480 0 106,2 101,2 107,3 105,0 Khu vực có vốn ĐTNN 46474 51790 54954 69599 74379 111,4 106,1 126,6 106,8 Khu vực ngoài nhà nước 13086 6 15384 0 22151 8 29115 3 30818 6 117,5 139,4 131,3 105,8 Nguồn:[3, tr.83, 86, 108, 121, 149]
Chỉ số trên cho thấy số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng nhưng tăng ít, thậm chí đang có có xu hướng giảm, trong khi đó, số công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
ở công ty cơ khí Hà Nội (tiền thân là Nhà máy cơ khí Hà Nội), năm 1974 có 2.570 công nhân; giai đoạn 1989 - 1993; sản xuất đình trệ, nhiều thiết bị, công cụ sản xuất ra phải bán thấp hơn giá thành sản xuất, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, số công nhân rời khỏi nhà máy (dưới nhiều hình thức) lên tới trên 1.500 người, dẫn đến số công nhân của nhà máy chỉ còn 600 - 700 người [20, tr.10].
Công ty dệt 8-3 Hà Nội (tiền thân là Nhà máy dệt 8-3) cũng gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế: năm 1985, nhà máy có 7.380 công nhân (nữ chiếm 78%); đầu năm 1991, đã giảm 1730 người; từ năm 1992 đến tháng 7/1994, tiếp tục giảm 1.235 người; đến năm 1995, công ty chỉ còn 3.717 người, trong đó tuyển mới 274 người. [20, tr.10]
Có nhiều nguyên nhân làm cho số lượng công nhân, lao động trong các DNNN giảm đi trong đó có nguyên nhân cơ bản là do một thời kỳ dài các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nên phải giải thể, tiến hành sắp xếp lại nên công nhân ra khỏi nhà máy, xí nghiệp nhà nước chuyển sang làm ở khu vực ngoài nhà
nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì lý do đó mà số lượng công nhân liên tục có sự biến đổi