Điều chỉnh cơ cấu lợi ích, khắc phục sự phân hoá, phân cực xã hội, sự phân hoá trong giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pdf (Trang 70 - 71)

- Sự chuyển dịch về địa bàn, nghề nghiệp của công nhân.

2.2.2.Điều chỉnh cơ cấu lợi ích, khắc phục sự phân hoá, phân cực xã hội, sự phân hoá trong giai cấp công nhân

62 90 68 60 Công ty may 10 78 94 68

2.2.2.Điều chỉnh cơ cấu lợi ích, khắc phục sự phân hoá, phân cực xã hội, sự phân hoá trong giai cấp công nhân

sự phân hoá trong giai cấp công nhân

Hiện nay, ở Hà Nội, sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng rõ hơn, biểu hiện chủ yếu trên các mặt thu nhập, mức sống, lối sống, ý thức chính trị. Hiện nay ngày càng có nhiều công nhân có tư liệu sản xuất chủ yếu riêng chứ không còn là vô sản như trước đây do quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đội ngũ những công nhân có cổ phần được thu lợi từ doanh nghiệp ngày càng giàu lên, trong đó có một bộ phận trở thành lãnh đạo các công ty, xí nghiệp. Biểu hiện rõ nhất của phân tầng xã hội hiện nay là sự phân hoá tài sản, làm cho một bộ phận giai cấp, tầng lớp xã hội có mức sống và mức hưởng thụ chênh lệch lớn đối với bộ phận còn lại. Quá trình này tạo ra tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Đây gần như là xã hội hướng chung tất yếu của kinh tế thị

trường hiện nay. Sự phân tầng xã hội một mặt gắn với bất bình đẳng xã hội, mặt khác, nó gắn với sự phân công lao động xã hội [22, tr.130]. Trong giai đoạn hiện nay, phân hoá giàu - nghèo, phân cực xã hội cũng diễn ra trong nội bộ từng giai cấp trong xã hội, hệ quả của nó là phá vỡ khối đoàn kết thống nhất và tạo ra sự kỳ thị, phân biệt, đối xử với nhau.

Giải pháp cần thiết đối với hiện tượng xã hội này là điều chỉnh cơ cấu lợi ích là sự tác động vào quá trình thực hiện lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội.

Đối với giai cấp công nhân, như đã phân tích ở trên, hiện nay đang hình thành một bộ phận công nhân “hữu sản” do quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp đem lại. Điều này đã làm cho tính chất và kết cấu của đội ngũ công nhân có thay đổi đáng kể. Một bộ phận công nhân khác có thu nhập cao là nhờ có tay nghề, chuyên môn cao hơn bộ phận còn lại. Bộ phận không có trình độ, chuyên môn cao vừa có thu nhập thấp lại vừa có nguy cơ bị mất việc do vậy đã tạo ra sự phân biệt, cạnh tranh lẫn nhau trong nội bộ giai cấp công nhân. Tuy nhiên, sự phân tầng xã hội cũng có 2 loại phân tầng xã hội hợp với quy luật và phân tầng xã hội không hợp quy luật [22, tr.130].

Dạng phân tầng xã hội hợp với quy luật phát triển nó phản ánh quy luật phát triển chung do sự phân công lao động xã hội đem lại. Phân tầng xã hội ỏ khía cạnh này lại có nhân tố tích cực có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự chuyển đổi kinh tế, làm tăng tính tích cực của người lao động. Phân tầng xã hội trái với quy luật phát triển như bất công bằng, bất hợp lý, dựa trên những cơ sở tiêu cực xã hội, tham nhũng….thì chúng ta cần phải loại nó ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng, nhìn chung để đảm bảo định hướng phát triển và tránh sự phân hoá sâu sắc trong giai cấp công nhân Hà Nội, đòi hỏi phải có hệ thống chính sách, pháp luật để điều chỉnh cơ cấu lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà quan trọng nhất là hệ thống chính sách liên quan đến các hình thức phân phối thu nhập đảm bảo công bằng và có sự hài hoà về mặt lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pdf (Trang 70 - 71)