0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Sự chuyển dịch của công nhân, lao động theo cơ cấu ngành nghề:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ BIẾN ĐỘNG GIAI CẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ PDF (Trang 39 -40 )

Nếu tính từ năm 1995 đến năm 2004, cơ cấu lao động ở Hà Nội đã có sự chuyển dịch lớn.

+ Sự chuyển dịch có hướng tăng lên của công nhân, lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: từ 21,92% năm 1995, lên 24,46% năm 2000 và 29,32% năm 2004.

+ Sự chuyển dịch của công nhân, lao động trong toàn ngành thương mại - dịch vụ tăng lên: từ 37,99% năm 1995 lên 45,36% năm 2000 và 50,62% năm 2004.

+ Xu hướng giảm xuống của công nhân, lao động trong nông nghiệp: từ 40,09% năm 1995 xuống còn 30,18% năm 2000 và 20,06% năm 2004 [21, tr.1].

Còn lại, công nhân, lao động đang có xu hướng giảm ở xuống ở ngành khai thác mỏ và một số ngành sản xuất trực tiếp.

Một số ngành công nghiệp then chốt trước đây như: Công nghiệp khai thác, cơ khí, luyện kim, chế tạo máy…thu hút nhiều công nhân, nhưng hiện nay đang gặp khó khăn về công nghệ, thị trường tiêu thụ, vốn sản xuất. Do vậy, đội ngũ công nhân các ngành này không tăng và có xu hướng giảm xuống trong 10 - 15 năm tới. Trong khi đó, một số ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ, thương nghiệp, số lượng công nhân liên tục tăng. Chỉ tính riêng lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước ở các ngành này đã là: Công nghiệp chế biến: 111488 trong tổng số 504800 công nhân; xây dựng 144254 trong tổng số 504800 công nhân; Thương nghiệp 48655 trong tổng số 504800 công nhân. Sở dĩ số lượng công nhân ở những ngành này tăng lên là công nghiệp chế biến (sản xuất thực phẩm, đồ uống; sản xuất trang phục; đồ da, giầy, dép, chế biến gỗ…) chủ yếu phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc ngành này làm ăn có hiệu quả, thu nhập của công nhân cao.

Đối với ngành xây dựng, do tốc độ đô thị hoá nhanh nên yêu cầu xây dựng lớn, nhiều doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản (nhà ở, giao thông, thoát nước, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…). Ngoài

ra, một số ngành, lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: tin học, điện tử, bưu chính viễn thông…cũng phát triển mạnh. Do vậy, số công nhân trong các ngành này có tốc độ tăng tương đối nhanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: SỰ BIẾN ĐỘNG GIAI CẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ PDF (Trang 39 -40 )

×