Đặc điểm hình học của trục đường từ Nhổn – Cửa Nam

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 29 - 33)

Phạm vi nghiên cứu của đồ án là trục đường từ Nhổn – Cửa Nam. Trục đường này được chia ra thành 02 phần chính là:

 Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn: được coi là trục chính ngoài đô thị

 Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học: được coi là trục chính trong đô thị

Hình 2.4. Hình ảnh vị trí toàn bộ trục đường Nhổn – Cửa Nam

a. Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn

Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn có chiều dài khoảng 4 km. Hiện nay, đoạn tuyến này đang nằm trong dự án nâng cấp mở rộng trọng điểm của thành phố Hà Nội nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, dự án gặp rất nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng nên phần lớn đoạn tuyến vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Phố Hồ Tùng Mậu, bắt đầu từ chỗ giao với đường Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng đến trước cầu Diễn, là đoạn có cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông tốt. Chiều rộng lòng đường lớn từ 30 – 40 m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Chất lượng mặt đường tốt. Dải phân cách cứng có chiều rộng từ 3 – 5 m, cá biệt có một đoạn dài khoảng 400 m không có dải phân cách. Một số đoạn dải phân cách chưa hoàn thiện, vẫn là nơi để vật liệu xây dựng hoặc là nơi đổ đất đá thừa trong quá trình xây dựng. Chiều rộng vỉa hè trên phố này không đồng đều: có những vị trí rộng 6 m, lại

có những vị trí chỉ rộng 1m. Trong khoảng cách 200 m gần cầu Diễn, vỉa hè của phố Hồ Tùng Mậu chưa hoàn thiện: mới chỉ xây dựng bó vỉa và san lấp, chưa lát gạch hoặc mới lát gạch được một phần.

Hình 2.1. Hình ảnh một số đoạn của dải phân cách trên phố Hồ Tùng Mậu chưa hoàn thiện

Hình 2.2. Hiện trạng đoạn vỉa hè chưa hoàn thiện

Đoạn đường từ cầu Diễn – Nhổn đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Chiều rộng lòng đường hẹp, khoảng từ 8 – 9 m (tương ứng với 2 làn xe). Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Chất lượng mặt đường kém: nhiều vị trí rạn nứt, nhiều ổ gà làm giảm tốc độ giao thông trên tuyến và mất an toàn. Dọc hai bên đường không có hệ thống cống thoát nước nên vào mùa mưa nước thường bị ứ đọng ở hai bên đường làm cho mặt đường đã hẹp lại càng trở nên hẹp hơn. Toàn bộ đoạn đường này không có dải phân cách cứng, cũng không có dải phân cách mềm rõ ràng để phân tách hai chiều giao thông. Đoạn đường không có vỉa hè. Giao thông của người đi bộ, vị trí các điểm dừng xe bus đều được bố trí trên lề đường bằng đất rộng khoảng 1 m. Trên thực tế, điều này là rất nguy hiểm đối với người đi bộ và người chờ xe bus.

Hình 2.4. Giao thông người đi bộ và điểm dừng xe bus trên lề đường đoạn Cầu Diễn – Nhổn

b. Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học

Đoạn tuyến bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học có chiều dài 6,4 km, nằm trong địa phận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây được coi là một trục đường chính trong đô thị, nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thủ đô Hà Nội. Chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông trên toàn tuyến là khá tốt.

Phố Xuân Thủy dài 1 km, một đầu nối với phố Hồ Tùng Mậu, một đầu nối với phố Cầu Giấy. Phố Cầu Giấy dài 1,4 km, một đầu nối với phố Xuân Thủy, một đầu nối với phố Kim Mã. Các đặc điểm về hình học của đường trên hai phố này rất giống nhau. Chiều rộng lòng đường khoảng 22,5 m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Chất lượng mặt đường tương đối tốt. Trên toàn bộ chiều dài của phố, có dải phân cách cứng phân chia hai chiều giao thông. Dải phân cách này có chân rộng 2 m, trồng cỏ, phía trên là hàng rào sắt cao khoảng 1,5 m. Chiều rộng vỉa hè trên toàn tuyến khá đều nhau: một bên rộng 3 m và bên còn lại là 4,5 m.

Hình 2.5. Mặt cắt ngang phố Xuân Thủy – Cầu Giấy

Hình 2.6. Dải phân cách cứng trên phố Xuân Thủy – Cầu Giấy

Phố Kim Mã dài 2,5 km, một đầu nối với phố Cầu Giấy, một đầu nối với phố Nguyễn Thái Học. Đây là một tuyến phố khá dài. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa. Chất lượng mặt đường khá tốt. Chiều rộng lòng đường có sự thay đổi ở một số đoạn:

 Đoạn từ bến xe Kim Mã đến giao cắt với phố Núi Trúc: chiều rộng lòng đường khoảng 21 m. Chiều rộng dải phân cách khoảng 3 – 4 m, ở giữa trồng nhiều cây to. Vỉa hè hai bên rộng khoảng 4 – 5 m.

 Đoạn từ giao cắt với phố Núi Trúc đến giao cắt với phố Nguyễn Chí Thanh: chiều rộng lòng đường khoảng 21 m. Chiều rộng dải phân cách khoảng 3 – 4 m, có trồng cây ở giữa. Vỉa hè hai bên rộng khoảng 4 – 5 m. Tuy nhiên, bên cạnh đường phố Kim Mã chính, ở phía dưới bên tay phải (theo chiều từ Núi Trúc – Nguyễn Chí Thanh) có một đường phụ song song chạy trước mặt khu đoàn ngoại giao Vạn Phúc, kết thúc tại công trình đỗ xe Ngọc Khánh. Đây là một đoạn đường hai chiều, chiều rộng lòng đường 8 m, có tác dụng giảm bớt lượng phương tiện trên phố Kim Mã nếu những phương tiện đó đi theo hướng Kim Mã – Đào Tấn.

Hình 2.7. Một phần đoạn tuyến từ Núi Trúc – Nguyễn Chí Thanh

 Đoạn từ giao cắt với phố Nguyễn Chí Thanh đến Cầu Giấy: chiều rộng lòng đường khoảng 20 m. Chiều rộng dải phân cách cứng là 1m. Hai chiều giao thông ở hai cao độ khác nhau. Vỉa hè hai bên rộng khoảng 4 – 5 m.

Phố Nguyễn Thái Học dài 1,5 km, một đầu nối với phố Kim Mã, một đầu nối với Cửa Nam. Đây là đoạn duy nhất trên trục từ Nhổn – Cửa Nam tổ chức giao thông một chiều. Chiều rộng lòng đường khoảng 12 m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa cứng. Chất lượng mặt đường tương đối tốt. Vỉa hè hai bên rộng từ 4 – 5 m.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w