Tổng quan về hệ thống đường bộ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 25 - 26)

Hệ thống giao thông vận tải đô thị của Hà Nội cơ bản bao gồm đường đô thị và đường liên tỉnh. Mặc dù có đường sắt, đường thủy và đường hàng không nhưng các hệ thống này chủ yếu phục vụ dịch vụ giao thông vận tải liên tỉnh và vùng.

Mạng lưới đường bộ chính của thành phố Hà Nội bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ với tổng chiều dài 693 km (năm 2005). Cục đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đường quốc lộ, Sở GTCC chủ yếu quản lý tỉnh lộ và một phần các tuyến quốc lộ đi qua thành phố, Phòng GTCC chịu trách nhiệm quản lý huyện lộ. Tổng chiều dài đường đã tăng mạnh từ 662 km năm 1996 lên 693 km năm 2005.

Bảng 2.1. Chiều dài đường theo đơn vị quản lý và loại đường ở thành phố Hà Nội

1996 2005

Cục

đường bộ GTCCSở HuyệnQuận/ Tổng đường bộCục GTCCSở HuyệnQuận/ Tổng

Quốc lộ 71,7 28,4 - 100,1 100,6 31,6 - 132,2

Tỉnh lộ - 134,6 - 134,6 - 240,3 - 240,3

Huyện lộ - - 427,0 427,0 - - 320,1 320,1

Tổng 71,7 163,0 427,0 661,7 100,6 271,9 320,1 692,6

(Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA & UBND thành phố Hà Nội _ Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), 2007)

So với mật độ đường của các thành phố khác, Hà Nội hiện thiếu không gian đường bộ. Mạng lưới đường bộ tập trung cao hơn ở khu vực nội thành và thấp ở khu vực ngoại thành và nông thôn. Khu vực ngoại thành và khu vực nông thôn không chỉ thiếu đường mà chất lượng đường cũng xấu do có nhiều đường nhỏ hẹp và chưa được trải mặt. Có thể thấy, khả năng tiếp cận các khu vực trong thành phố Hà Nội là không đồng đều.

Hiện nay, Hà Nội đang thiếu các tuyến đường liên kết trong hệ thống đường phố chính. Các tuyến đường vành đai 2 và vành đai 3 đã được phê duyệt xây dựng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn mong muốn cho hệ thống đường này là đường đôi 4 làn với độ rộng tối thiểu 25 m (lấy theo tiêu chuẩn trong Báo cáo cuối cùng – Haidep) thì còn nhiều đoạn chưa đạt tiêu chuẩn như: đường La Thành, đường Bưởi,… Khó khăn lớn nhất trong quá trình xây dựng các đường vành đai chính là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng rất lớn.

Mạng lưới đường thứ yếu và đường phụ chưa hoàn chỉnh. Hệ thống đường thứ yếu, đặc biệt là đường gom đô thị là rất cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng phát triển các khu ổ chuột trong khu đô thị và chấm dứt tình trạng xuống cấp điều kiện an toàn và vệ sinh đô thị. Hơn nữa, đường thứ yếu và đường phụ không chỉ tạo điều kiện để các phương tiện giao thông, gồm cả xe cấp cứu và xe cứu hỏa, tiếp cận các khu vực dễ dàng hơn mà còn giúp cải thiện môi trường sống đô thị. Một vấn đề trong quá trình phát triển hệ thống đường trong tiểu khu là làm thế nào duy trì được tất cả các chức năng khác cùng lúc với chức năng giao thông. Việc phát triển các tuyến đường dành cho người đi bộ, đường có cây xanh, đường có mái che có thể sẽ góp phần làm tăng chất lượng môi trường sống đô thị. Khu phố cổ ở quận Hoàn Kiếm, khu vực đô thị mới ở quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm là những nơi có mạng lưới đường phụ và đường thứ yếu khá hợp lý. Tình hình nghiêm trọng nhất là ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân, phía nam quận Hai Bà Trưng.

Hình 2.2. Các mô hình mạng lưới đường phụ trong một số quận được chọn

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 25 - 26)