Phương án 1: “Nâng cao năng lực thông hành trên phố Hồ Tùng Mậu bằng cách cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 55)

cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông”

Phố Hồ Tùng Mậu là một đường trục chính ngoài đô thị mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Chiều rộng lòng đường lớn (khoảng 30 – 40 m), mặt đường bằng phẳng, chất lượng mặt đường tốt chính là những điều kiện tạo nên năng lực thông hành cao trên tuyến phố này. Hiện tại, trên cả hai chiều giao thông của tuyến phố đều chưa tổ chức phân làn: không có dải phân cách mềm phân làn, không có ký hiệu hình vẽ hướng dẫn trên mặt đường, có rất ít biển báo hướng dẫn. Các phương tiện tham gia giao thông có thể tự do chuyển động trên toàn bộ phần mặt đường thuộc chiều giao thông của mình. Thực tế, trên phố Hồ Tùng Mậu cũng như trên nhiều tuyến phố khác của thành phố Hà Nội, ảnh hưởng của dải phân cách mềm phân làn và các loại biển báo, ký hiệu giao thông đến năng lực thông hành là không lớn. Việc chạy đúng làn đường hay tuân thủ biển báo, ký hiệu trên đường vẫn chưa ăn vào ý thức của đại bộ phận người dân tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện nay có 2 vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng lực thông hành trên phố Hồ Tùng Mậu là:

- Có một khoảng cách 400 m trên tuyến phố này không có dải phân cách cứng phân tách hai chiều giao thông. Do phố Hồ Tùng Mậu vừa được xây dựng, có chất lượng mặt đường tốt, cho phép phương tiện chuyển động với vận tốc lớn nên những vị trí không có dải phân cách cứng như trên là rất nguy hiểm. Trong điều kiện ý thức tham gia giao thông của người dân còn chưa cao, họ hoàn toàn có thể lấn đường khi vượt nhau và gây ra xung đột nguy hiểm cho chiều giao thông còn lại. Vì vậy, phải bố trí dải phân cách cứng tại vị trí này.

- Cột điện nằm trong phần xe chạy. Hiện có tất cả 15 cột điện ở trong tình trạng trên. Đây là những cột điện cũ, trước đây nằm bên đường, nhưng sau khi mở rộng lòng đường lại nằm trong phần xe chạy. Mặc dù các cột điện này đã được tạm thời rào lại bằng trụ bê tông nhưng đồng thời cũng làm gia tăng số lượng chướng ngại vật nguy hiểm trên đường. Yêu cầu cấp bách đặt ra là phải di dời những cột điện trên.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w