Đồ án tiến hành khảo sát vận tốc giao thông trên trục đường Nhổn – Cửa Nam vào thời điểm 7h ngày 10/4/2009. Phương pháp khảo sát là dùng xe máy chạy trong dòng giao thông, đồng thời dùng đồng hồ bấm giờ để đo thời gian chuyển động của phương tiện trên từng đoạn của trục đường. Dựa vào quãng đường và thời gian khảo sát, ta sẽ tính được vận tốc dòng giao thông. (kết quả khảo sát vận tốc cụ thể xem phụ lục 3)
Hình 2.2. Kết quả khảo sát vận tốc
Đoạn tuyến Vận tốc trung bình
Hồ Tùng Mậu 33.64 Xuân Thủy 28.21 Cầu Giấy 26 Kim Mã 26.24 Nguyễn Thái Học 20.11 (Đơn vị: km/h)
Từ kết quả khảo sát, ta có thể thấy vận tốc dòng giao thông nhỏ dần khi đi vào trung tâm thành phố. Nguyên nhân của hiện tượng này trên trục Nhổn – Cửa Nam là sự tổng hợp của nhiều yếu tố:
- Chất lượng mặt đường của phố Hồ Tùng Mậu là tốt nhất (vì mới được xây dựng). Các phố còn lại có chất lượng mặt đường kém hơn (đặc biệt phố Kim Mã đang đào đường) nên hạn chế nhiều đến tốc độ phương tiện.
- Chiều rộng lòng đường của trục chính ngoài đô thị lớn, cho phép các phương tiện dễ dàng chuyển động, vượt tránh nhau nên có vận tốc lớn hơn so với trục chính trong đô thị.
- Tính chất dòng giao thông trên đường trục chính ngoài đô thị là không giao cắt, không gián đoạn. Điều này tạo điều kiện cho phương tiện chạy thẳng thông suốt, không mất những khoảng thời gian giảm tốc, tăng tốc hay dừng đỗ. Ngược lại, đường trục chính trong đô thị như đoạn từ Xuân Thủy – Nguyễn Thái Học lại có nhiều nút giao: giao với đường vành đai 1 đoạn Liễu Giai, giao với đường vành đai 2 đoạn Láng – Bưởi, giao với trục chính Láng Hạ - Giảng Võ, trục chính Tôn Đức Thắng – Ô Chợ Dừa – Ngã Tư Sở,… Tại nút, phương tiện mất nhiều thời gian dừng đỗ, thời gian tăng tốc nên vận tốc luôn thấp hơn so với khi chuyển động trên đường trục chính ngoài đô thị.