Tổng quan về hệ thống đường trục chính của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 26 - 29)

Về cấu trúc mạng lưới đường, mạng lưới đường bộ ở Hà Nội về cơ bản gồm đường hướng tâm và đường vành đai. Do địa hình thành phố bị chắn ở một phía bởi sông Hồng nên các đường trục chính chỉ phát triển về phía Tây - Nam và có hình dáng giống như nan quạt. Khu vực nội

thành cũ của Hà Nội được coi là khu vực trung tâm, là nơi xuất phát (hoặc hội tụ) của các đường hướng tâm. Mạng lưới giao thông hình nan quạt này có sự thuận lợi là tạo khả năng liên hệ nhanh giữa các vùng bên ngoài với trung tâm thành phố. Nhược điểm của nó là mật độ đường tập trung cao ở khu vực trung tâm, gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức giao thông. Để khắc phục nhược điểm của mạng lưới giao thông hình nan quạt, người ta thường xây dựng các tuyến đường vành đai (hay đường vòng). Các đường vành đai đảm bảo giao thông thuận tiện giữa các khu vực khác nhau trong thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở khu vực trung tâm. Tại thành phố Hà Nội, đường hướng tâm bao gồm các trục chính sau: Kim Mã – Nguyễn Thái Học, Láng Hạ - Giảng Võ, Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Tôn Đức Thắng, Giải Phóng – Lê Duẩn, Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Liễu Giai. Mạng lưới đường hướng tâm thường được nối trực tiếp với mạng lưới đường chính yếu trong vùng như: QL32, QL6, QL1, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Ba đường vành đai được đề xuất là:

 Đường vành đai 1: Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – La Thành – Ô Chợ Dừa – Giảng Võ – Ngọc Khánh – Liễu Giai – Hoàng Hoa Thám

 Đường vành đai 2: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi

 Đường vành đai 3: Sài Đồng – Cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Hồ Linh Đàm – Kim Giang – Đường Nguyễn Trãi – Đường 32 – Đường cao tốc Thăng Long – Cầu Thăng Long – Đường cao tốc bắc Thăng Long – Nội Bài

Mặc dù một số đoạn tuyến này đã được mở rộng hoặc xây dựng, nhưng cho đến nay, các đường vành đai này vẫn chưa hoàn thành.

Hình 2.2. Mạng lưới đường hướng tâm và đường vành đai của Hà Nội

(Nguồn: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA & UBND thành phố Hà Nội _ Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), 2007)

Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội phát triển mạnh ở các khu vực ngoại thành. Quá trình đô thị hóa tại các khu vực này diễn ra nhanh chóng, điển hình là việc hình thành nhiều khu đô thị như: Trung Hòa – Nhân Chính, Trung Yên, Nam Trung Yên, Dịch Vọng, Định Công,… Điều này đã dẫn tới việc thay đổi lối sống đô thị bao gồm việc tách biệt khu công sở với khu nhà ở và chuyển các khu dân cư từ trung tâm thành phố ra ngoại thành. Đặc điểm mới về phân bố dân cư hiện nay khiến cho lưu lượng giao thông trên các trục chính hướng tâm ngày càng tăng.

Các đường trục chính hướng tâm ở Hà Nội có một số đặc điểm sau: (1) Chất lượng mặt đường của đường trục chính thường khá tốt

(2) Hầu hết các đường trục chính đều có công trình vỉa hè. Tuy nhiên, chất lượng các công trình vỉa hè chưa đảm bảo. Hầu hết vỉa hè bị chiếm dụng để thực hiện các hoạt động trái phép như làm điểm đỗ xe, chiếm dụng làm cửa hàng và có một số đoạn còn chưa có vỉa hè. Điều này ảnh hưởng xấu tới giao thông dành cho người đi bộ.

Hình 2.3. Tình trạng vỉa hè

(3) Các đường trục chính hướng tâm thường có chiều rộng lòng đường lớn ở phía ngoài đô thị và chiều rộng lòng đường nhỏ hơn khi tiến vào trung tâm thành phố. Nguyên nhân của điều này là do những đoạn ngoài đô thị được xây dựng mới, áp dụng các tiêu chuẩn và kỹ thuật cao khi thiết kế, thi công. Quỹ đất dành cho giao thông ở khu vực ngoài đô thị cũng khá lớn. Ngược lại, trong khu vực nội thành, đường phố phần lớn được xây dựng từ lâu, trải qua thời gian chỉ có những cải tạo và nâng cấp nhỏ. Việc xây dựng mới các đoạn trong đô thị vấp phải vấn đề rất lớn về giải phóng mặt bằng.

Vd: trên cùng một trục: phố Hồ Tùng Mậu có chiều rộng lòng đường 30 – 40 m, phố Xuân Thủy – Cầu Giấy là 22 m, phố Kim Mã là 21 m và phố Nguyễn Thái Học là 12 m.

(4) Vận tốc dòng giao thông cho phép trên các đường trục chính thường là cao và rất cao (>50 km/h). Vận tốc này thường lớn hơn ở những đoạn trục chính ngoài đô thị và nhỏ hơn khi vào trong phạm vi thành phố.

(5) Đáp ứng lưu lượng giao thông và năng lực thông hành lớn, thường phục vụ nối liền các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, các đô thị vệ tinh, nối liền các trung tâm dân cư lớn.

(6) Để đảm bảo vận tốc trên đường trục chính là cao và rất cao, tính chất dòng giao thông trên các trục này thường là không giao cắt, không gián đoạn. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam, mới chỉ đảm bảo được tính chất dòng trên ở một số đoạn ngoài đô thị. Trong khu vực đô thị, các trục chính vẫn giao cắt với nhiều con đường khác nhưng tại vị trí các nút giao đều bố trí đèn tín hiệu giao thông để điều khiển.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w