Phương án 2: “Kiểm soát dòng giao thông bằng cách cải tạo dải phân cách cứng trên phố Xuân Thủy – Cầu Giấy”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 56 - 59)

trên phố Xuân Thủy – Cầu Giấy”

Phố Xuân Thủy – Cầu Giấy là đoạn phố nối tiếp với phố Hồ Tùng Mậu trên trục đường từ Nhổn – Cửa Nam. Đoạn phố này bắt đầu được coi là đường trục chính trong đô thị. Tuy nhiên, nó lại có một đặc điểm giống với đoạn trục chính ngoài đô thị Hồ Tùng Mậu là không có nút giao ngã

tư và chỉ có 4 ngã ba lớn. Nếu có thể kiểm soát tốt dòng giao thông tại các vị trí ngã ba thì đó sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao vận tốc và độ an toàn cho dòng đi thẳng trên trục chính, qua đó nâng cao năng lực thông hành của toàn tuyến.

Vấn đề đang tồn tại ở các ngã ba này là: dải phân cách cứng được mở đúng tại vị trí ngã ba (trừ vị trí các phố Nguyễn Phong Sắc và Nguyễn Phong Sắc kéo dài), cho phép các phương tiện quay đầu và sang đường tại đây. Điều này làm xuất hiện xung đột đối đầu vuông góc nguy hiểm giữa dòng giao thông từ các phố Chùa Hà, Trần Đăng Ninh, muốn sang đường với dòng giao thông chạy thẳng trên đường Xuân Thủy – Cầu Giấy. Nhận thấy cần có biện pháp tổ chức giao thông để giải quyết vấn đề trên.

3.4.1. Đề xuất phương án

Căn cứ vào phân tích hiện trạng, đồ án đề xuất phương án tổ chức giao thông như sau: - Trước hết, bịt kín toàn bộ dải phân cách cứng tại vị trí các ngã ba. Điều này sẽ làm triệt tiêu hoàn toàn các xung đột đối đầu nguy hiểm, cho phép dòng xe đi thẳng chuyển động với vận tốc nhanh hơn và an toàn hơn.

- Đối với những phương tiện giao thông muốn vào phố Chùa Hà, phố Trần Đăng Ninh, hoặc từ những phố trên muốn sang đường, phải thực hiện các chuyển động trên ở vị trí mở mới của dải phân cách cứng. Những vị trí mở mới này của dải phân cách cứng phải đảm bảo: không mở tại vị trí của một ngã ba khác và đủ khoảng cách để phương tiện chuyển làn. Như vậy là các xung đột đối đầu đã được chuyển thành xung đột nhập và tách dòng ít nguy hiểm hơn.

Theo “Thiết kế đường ô tô” của GS.TS Đỗ Bá Chương thì khi sàng ngang 1m, phương tiện mất khoảng 1 giây. Với chiều rộng lòng đường phố Xuân Thủy – Cầu Giấy là 11 m thì phương tiện sẽ mất 11 giây để chuyển từ làn ngoài cùng vào làn gần tim đường. Trong lúc chuyển làn, phương tiện vẫn tiếp tục tiến về phía trước. Vận tốc của phương tiện khi chuyển làn thường không lớn, chỉ khoảng 15 km/h. Như vậy thì vị trí mở mới của dải phân cách sẽ cách ngã ba một khoảng:

) ( 45 11 . 6 . 3 15 m L= ≈

Cần chú ý là đoạn mở của dải phân cách phải đủ dài cho ít nhất 2 ô tô tránh nhau. Độ dài này có thể lấy gấp đôi chiều dài của một ô tô con. Như vậy độ dài đoạn mở nên lấy khoảng 12 m.

Một đặc điểm cần chú ý là khoảng cách giữa hai phố Chùa Hà và Trần Đăng Ninh chỉ khoảng 150 m nên ta có thể chỉ cần mở một đoạn phân cách chung cho dòng giao thông của hai phố trên.

Hình 3.1. Hiện trạng trước khi có phương án 2

Hình 3.2. Thiết kế của phương án 2

Phân kỳ thực hiện:

Toàn bộ phương án 2 sẽ bịt 3 vị trí dải phân cách cũ và mở 3 vị trí mới. Các đơn vị thi công thực hiện cho đến hết và không cần phân kỳ thực hiện.

Chi phí của phương án:

Do thiếu những kiến thức về dự toán công trình nên đồ án chỉ đưa ra các hạng mục công việc và khối lượng mà không tính toán cụ thể. Tuy nhiên, đây là một phương án cải tạo đơn giản nên chi phí dành cho phương án là không cao. (Hạng mục và khối lượng công việc xem ở phụ lục 4)

3.4.2. Đánh giá phương án

a. Đánh giá tác động của phương án

Cũng giống như phương án 1, phương án 2 là một phương án cải tạo đơn giản. Nó tác động đến hai yếu tố giao thông thông suốt và an toàn, không tác động tới lợi ích kinh tế hay thân thiện với môi trường.

b. Đánh giá khó khăn của phương án

Phương án 2 không gặp những trở ngại về chi phí và kỹ thuật thi công. Phương án 2 gặp một vấn đề duy nhất là ảnh hưởng đến lợi ích của một nhóm người. Đó là nhóm người dân đi trong các phố Trần Đăng Ninh và phố Chùa Hà muốn sang đường và những người muốn tiếp cận 2 con phố trên. Khi thực hiện phương án 2, nhóm người trên sẽ phải đi thêm một quãng đường khoảng 50 m so với trước đây. Tuy nhiên, khoảng cách 50 m không phải là một khoảng cách quá lớn và xét về mặt tổng thể, đường trục chính đô thị là đường nên được ưu tiên về vận tốc và chuyển động không gián đoạn. Vì vậy, lợi ích có được khi thực hiện phương án 2 sẽ lớn hơn thiệt hại đã đề cập ở trên.

c. Đánh giá: phương án 2 là phương án có tính khả thi.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w