Phương án 3: “Các biện pháp tổ chức giao thông cho nút giao Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 59 - 62)

Tôn Đức Thắng”

Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội chủ trương phát triển thành phố mạnh về phía Tây và Tây Nam. Nhiều khu dân cư, khu đô thị đã được hình thành kéo theo đó là nhu cầu giao thông hướng vào trung tâm thành phố để đi làm, đi học,… cũng ngày càng tăng lên. Để đi từ phía Tây hoặc Tây Nam vào trung tâm thành phố, phần lớn phương tiện chạy theo các trục đường sau:

 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học

 Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã – Nguyễn Thái Học  Lê Văn Lương – Láng Hạ – Giảng Võ – Nguyễn Thái Học

 Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thái Học

Nhìn vào những trục đường ở trên, có thể thấy lưu lượng giao thông từ hầu hết các trục chính đều đổ vào phố Nguyễn Thái Học. Phố Nguyễn Thái Học lại không phải là phố có chiều rộng mặt đường lớn nên dẫn tới thiếu hụt năng lực thông hành một cách trầm trọng, nhất là vào giờ cao điểm. Số liệu khảo sát hiện trạng ở chương II cho thấy: so với năng lực thông hành tính toán, lượng phương tiện thực tế đã vượt quá khoảng 1500 cpu/h. Vì vậy, vận tốc phương tiện trên tuyến là nhỏ (theo số liệu khảo sát, vận tốc trung bình trên toàn phố Nguyễn Thái Học là khoảng 20 km/h) và thường xảy ra hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm.

Dọc trục đường từ Nhổn – Cửa Nam, có nhiều nút giao có lưu lượng phương tiện lớn như: nút Cầu Giấy, nút Kim Mã – Liễu Giai, nút Kim Mã – Ngọc Khánh, nút Kim Mã – Giang Văn Minh, nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng. Nút Cầu Giấy là nút vòng xuyến tự điều khiển được thiết kế tốt. Nút Kim Mã – Liễu Giai được điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông 3 pha hoàn chỉnh, không gặp phải vấn đề nào về tổ chức giao thông. Tương tự, nút Kim Mã – Ngọc Khánh cũng không có vấn đề lớn về giao thông. Hai nút thực sự gặp vấn đề về giao thông hiện nay trên trục đường này là Kim Mã – Giang Văn Minh và Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng.

Xét về tầm quan trọng của nút giao đối với năng lực thông hành của toàn tuyến, ta thấy vai trò của nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng hơn hẳn so với nút Kim Mã – Giang Văn Minh. Đó là do cả Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng và Chu Văn An đều là những tuyến phố chính của thành phố. Cùng một lúc, lưu lượng qua nút rất lớn và nếu xảy ra ùn tắc tại một không gian nhỏ như tại nút này thì sẽ rất khó giải tỏa. Kéo theo ùn tắc tại nút sẽ là ùn tắc trên toàn tuyến. Có thể coi nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng là điểm cuối cùng cản trở dòng giao thông trên toàn tuyến vì sau khi vượt qua nút này, phương tiện không gặp bất cứ cản trở nào khác cho đến tận Cửa Nam.

Trong phạm vi có hạn của một đồ án tốt nghiệp và do những hạn chế về năng lực, kiến thức, đồ án chỉ tập trung nghiên cứu những giải pháp tổ chức giao thông dành cho nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng.

3.5.1. Đề xuất phương án

Trên cơ sở nhận định nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc tại nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng là do lượng phương tiện quá lớn, năng lực thông hành của đường không đáp ứng được lưu lượng thực tế, đồ án tập trung giải quyết vấn đề của nút theo hai hướng chính:

 Tăng năng lực thông hành của phố Nguyễn Thái Học  Giảm lượng phương tiện tiếp cận nút

a. Phương án 3a

Đồ án đề xuất phương án 3a nhằm mục tiêu tăng năng lực thông hành của phố Nguyễn Thái Học. Nội dung của phương án 3a là mở rộng lòng đường phố Nguyễn Thái Học để nâng cao năng lực thông hành cho phù hợp với lưu lượng hiện tại và đáp ứng được lưu lượng dự báo vào năm 2015.

Lưu lượng hiện tại đi qua mặt cắt phố Nguyễn Thái Học ở phía trước nút giao là 6201 cpu/h. Áp dụng hàm dự báo Nt = N0(1+α )t để dự báo lưu lượng giao thông cho năm tương lai, ta có dự báo lưu lượng trên phố Nguyễn Thái Học năm 2015 là 8230 cpu/h.

Để đáp ứng được lưu lượng giao thông hiện tại thì chiều rộng lòng đường của phố Nguyễn Thái Học phải được mở rộng lên thành 15 m và để đáp ứng được vào năm tương lai 2015 thì chiều rộng lòng đường phải được mở rộng lên thành là 20 m.

Đánh giá sơ bộ phương án 3a:

Theo kết quả khảo sát cơ sở hạ tầng ở chương II thì tổng chiều rộng lòng đường và vỉa hè hai bên đường của phố Nguyễn Thái Học hiện nay là 21 m. Mở rộng lòng đường là một dự án lớn và người ta thường mở rộng lòng đường để phục vụ cho những năm tương lai. Nếu tiến hành mở rộng lòng đường theo phương án 3a thành 20 m thì phố Nguyễn Thái Học sẽ không còn vỉa hè. Một khó khăn nữa của phương án mở rộng lòng đường đó là vị trí của Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm sát đường Nguyễn Thái Học. Khi mở rộng lòng đường chắc chắn sẽ lấn chiếm khuôn viên của công trình văn hóa này.

Với những hạn chế ở trên, phương án sẽ khó nhận được sự phê duyệt của các cơ quan quản lý và sự ủng hộ của người dân.

Đánh giá: Phương án 3a là một phương án không khả thi b. Phương án 3b

Đồ án đề xuất phương án 3b nhằm mục tiêu giảm lượng phương tiện tiếp cận nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng. Nội dung chính của phương án 3b là chuyển một phần lưu lượng phương tiện đi theo hướng vào trung tâm thành phố trên phố Nguyễn Thái Học sang một tuyến phố khác cũng hướng vào trung tâm.

Hiện tại, muốn tiếp cận khu vực Cửa Nam mà không đi theo phố Nguyễn Thái Học, các phương tiện có thể chọn đi theo đường Lê Hồng Phong – Điện Biên Phủ. Đây là một tuyến phố có lòng đường rộng, chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông tốt. Tuy nhiên, điều làm cho tuyến đường này không thu hút được các phương tiện là phải đi quãng đường dài hơn so với khi đi theo phố Nguyễn Thái Học. Theo khảo sát thực tế được tiến hành trên tuyến:

 Khoảng cách từ vị trí phố Nguyễn Thái Học giao cắt với phố Hùng Vương đến Cửa Nam theo đường phố Nguyễn Thái Học là 1km

 Khoảng cách từ vị trí phố Nguyễn Thái Học giao cắt với phố Hùng Vương đến Cửa Nam theo đường phố Hùng Vương – Lê Hồng Phong – Điện Biên Phủ - Cửa Nam là 1,4 km Trong nghiên cứu của mình, đồ án đề xuất chuyển một phần lượng phương tiện từ phố Nguyễn Thái Học sang tuyến phố Trần Phú và tổ chức lại tuyến phố Trần Phú thành đường 2 chiều, tổ chức lại phố Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong thành đường một chiều theo hướng từ Cửa Nam – phố Kim Mã.

Phố Trần Phú nằm song song với phố Nguyễn Thái Học và hiện đang là đường 1 chiều theo hướng từ Cửa Nam – phố Kim Mã. Khi tổ chức lại giao thông trên đường Trần Phú thành đường 2 chiều thì các phương tiện sẽ có hai sự lựa chọn để đi vào trung tâm thành phố: hoặc là đi trên phố Nguyễn Thái Học hoặc là đi trên phố Trần Phú. Phương tiện có thể chuyển từ phố Nguyễn Thái Học sang phố Trần Phú bằng cách rẽ trái vào các phố Lê Trực hoặc Hùng Vương.

Không khuyến khích phương tiện rẽ trái ở phố Chu Văn An vì như vậy đồng nghĩa với việc phương tiện đã tiếp cận nút Nguyễn Thái Học – Tôn Đức Thắng.

Khi tổ chức phố Trần Phú thành đường 2 chiều, đồ án đề xuất tổ chức lại phố Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong thành đường một chiều theo hướng từ Cửa Nam – phố Kim Mã. Như vậy, với mỗi hướng từ Kim Mã – Cửa Nam và ngược lại, các phương tiện đều có thể lựa chọn đi trên một đường 1 chiều và một nửa phố Trần Phú. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng khi tham gia giao thông cho các phương tiện.

Phân kỳ thực hiện

Áp dụng việc thay đổi tổ chức giao thông cho toàn bộ các phố được đề xuất cùng một lúc, không có phân kỳ thực hiện.

Chi phí của phương án

Đây đơn thuần là một phương án tổ chức giao thông, không có hoạt động sửa chữa, nâng cấp hay cải tạo về đường, vỉa hè hay dải phân cách nên không có chi phí đầu tư.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w