Quản lí kế hoạch, chương trình dạy học Bảng 2.4 Quản lí việc thực hiện kế hoạ ch ch ươ ng trình d ạ y h ọ c

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Cần Đước, Long An (Trang 49 - 53)

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung Nhóm giá đánh RTX TX KTX KTH TB RTX TX KTX KTH TB TS 8 33 5 0 19 23 4 0 CBQL % 17.4 71.7 10.9 0 3.07 41.3 50.0 8.7 0 3.33 TS 21 78 15 0 42 54 18 0 1. Tổ chức cho GV nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học GV % 18.4 68. 13.2 0 3.05 36.8 47.4 15.8 0 3.21 TS 10 34 2 0 20 24 2 0 CBQL % 21.7 73.9 4.3 0 3.17 43.5 52.2 4.3 0 3.39 TS 30 77 6 1 53 52 7 2 2. Yêu cầu tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của năm học, học kì, tháng, tuần GV % 26.3 67.5 5.3 0.9 3.19 46.5 45.6 6.1 1.8 3.37 TS 4 38 4 0 18 24 4 0 CBQL % 8.7 82.6 8.7 0 3.00 39.1 52.2 8.7 0 3.30 TS 22 81 10 1 52 53 7 2 3. Duyệt kế hoạch và tổ chức theo dõi việc thực hiện đúng, đủ chương trình GV % 19.3 71.1 8.8 0 3.09 45.6 46.5 6.1 1.8 3.36 TS 4 32 10 0 17 22 7 0 CBQL % 8.7 69.6 21.7 0 2.87 37.0 47.8 15.2 0 3.22 TS 23 76 15 0 57 46 10 1 4. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học GV % 20.2 66.7 13.2 0 3.07 50.0 40.4 8.8 0.9 3.39 TS 5 26 10 5 15 19 8 4 CBQL % 10.9 56.5 21.7 10.9 2.67 32.6 41.3 17.4 8.7 2.98 TS 15 67 24 8 35 60 15 4 5. Có biện pháp xử lí GV thực hiện sai PPCT dạy học GV % 13.2 58.8 21.1 7.0 2.78 30.7 52.6 13.2 3.5 3.11 Từ bảng 2.4 chúng tôi nhận thấy:

- Việc tổ chức cho GV nắm vững và thực hiện đúng theo PPCT đã được HT ở cả bốn trường quan tâm đúng mức. Có 89% CBQL cho biết HT đã “thường xuyên” và “rất thường xuyên” thực hiện việc này và giá trị trung bình là 3.07; và 86.4% GV cũng đánh giá HT đã “thường xuyên” và “rất thường xuyên” thực hiện việc này và giá trị trung bình là 3.05. Qua đánh giá của GV và CBQL cho thấy việc thực hiện tiêu chí này được đánh giá tương đối cao (86% trở lên) và các giá trị trung bình cho

mức độ thực hiện đều đạt mức độ từ “thường xuyên” trở lên (3,05 - 3,07). Đồng thời việc đánh giá kết quả thực hiện cũng rõ ràng, các giá trị trung bình mức độ khá trở lên (3.33 – 3.21). Như vậy việc thực hiện quyết định của HT đã được tiến hành nghiêm túc. Tuy nhiên, theo một số TTCM thì còn một số bộ môn chưa được HT quan tâm chú trọng đến việc tổ chức cho GV nắm vững chương trình, kế hoạch giảng dạy. Các kết quả đánh giá cho thấy có 10.9% CBQL và 13.2% GV đánh giá mức “không thường xuyên”. Theo khảo sát thực tế, tại 2 trường bán công, do có một số môn không thuộc trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông đã không được chú trọng.

- Về “yêu cầu tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của năm học, học kì, tháng, tuần”, chúng ta đều biết trong mọi trường hợp, kế hoạch chính là dự kiến, sắp xếp để công việc diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Giảng dạy là một hoạt động khoa học, giúp cho HS nắm vững tri thức một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong học tập, lao động và cuộc sống, do đó hoạt động này càng cần có kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng năm. Qua bảng 2.4 có 95.6% CBQL và 93.8% GV cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên”. Mức đánh giá của các CBQL và GV cho thấy việc thực hiện này giá trị trung bình đạt ở mức độ TX trở lên (3.17 – 3.19). Kết quả thực hiện cho thấy có 91.3% CBQL và 84.2% GV đánh giá là khá và tốt; điểm trung bình đạt từ khá trở lên (3.39 – 3.37). Mức độ đánh giá “không thường xuyên” của CBQL và GV chỉ là 4.3% - 5.3% và có 1 GV (tỉ lệ 0.9%) cho là HT không thực hiện công việc này. Với các đánh giá này, HT các trường thực hiện nghiêm túc yêu cầu trên.

- Việc “duyệt kế hoạch và tổ chức theo dõi việc thực hiện đúng, đủ chương trình theo tuần, tháng, học kì, năm”: có 91.3% CBQL cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên” (điểm trung bình 3.00); có 90.4% GV cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên”, mức độ “không thường xuyên” là 8.8% và “không thực hiện” là 0.9% (điểm trung bình 3.07). Qua đánh giá của CBQL và GV cho thấy các mức độ trung bình từ “thường xuyên” trở lên là 3.00 - 3.09. Đồng thời có 91.3% CBQL đánh giá là khá và tốt, đánh giá trung bình là 8.7

% và giá trị trung bình là 3.30; 92.1% GV đánh giá là khá và tốt, đánh giá trung bình là 6.1% và mức KTH là 1.8% và giá trị trung bình là 3.36; Qua đánh giá của CBQL và GV cho thấy các mức độ trung bình từ khá trở lên là 3.30 - 3.36. Kết quả này cho thấy HT đã khá nghiêm túc trong việc duyệt kế hoạch và tổ chức theo dõi việc thực hiện đúng, đủ chương trình theo tuần, tháng, học kì, năm của GV. Từđó người GV thường xuyên có ý thức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy của mình cho thật tốt, thật hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn 2 ý kiến, chiếm tỉ lệ 1.8% của GV cho là việc thực hiện và đi cùng với kết quả thực hiện công tác này của HT còn yếu. Theo khảo sát thực tế, do hai trường bán công Cần Đước và Rạch Kiến ít bị gò ép nhiều hơn trong việc kiểm tra, theo dõi nên ở một số bộ môn không được coi trọng đã lơ là trong việc thực hiện các kế hoạch này.

- Để các kế hoạch và chương trình đã đề ra được thực hiện nghiêm túc, việc kiểm tra giám sát là một công việc rất quan trọng và phải thực hiện thường xuyên. Theo bảng đánh giá thực hiện công tác này, có 78.3% CBQL cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên” và mức độ “không thường xuyên” là 21.7% và giá trị trung bình là 2.87; có 86.7% GV cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên”, mức độ “không thường xuyên” là 13.2% và giá trị trung bình là 3.07. Qua đánh giá của CBQL và GV cho thấy các mức độ trung bình từ “thường xuyên” trở lên là 2.78 - 3.07. Đồng thời có 84.8% CBQL đánh giá là khá và tốt, trung bình là 15.2 % và điểm trung bình là 3.22; 90.4% GV đánh giá là khá và tốt, trung bình là 8.8% và mức yếu là 0.9% điểm trung bình là 3.39. Qua đánh giá của CBQL và GV cho thấy các mức độ trung bình từ khá trở lên là 3.22 - 3.39. Như vậy, công việc kiểm tra là rất thường xuyên. Các loại hồ sơ, sổ sách, kế hoạch, giáo án, … được Nhà trường chú trọng quan tâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, trong công tác này các CBQL vẫn thấy rằng việc kiểm tra này chưa đạt đúng mức (điểm trung bình chỉ đạt 2.87), mặc dù kết quả thực hiện được đánh giá là khá tốt. Như vậy, việc đánh giá của CBQL ở đây chưa thật sự hợp lí và nhà trường cần có sự kiểm tra giám sát thường xuyên hơn nữa.

- Với tiêu chí “có biện pháp xử lí GV thực hiện sai PPCT dạy học”, có 67.4% CBQL cho là HT đã thực hiện “rất thường xuyên”và “thường xuyên, mức độ “không thường xuyên” là 21.7%, “không thực hiện” là 10.9% (điểm trung bình 2.67), có 72% GV cho là HT đã thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên”, mức độ “không thường xuyên” là 21.1%, “không thực hiện” là 7.0% (điểm trung bình 2.78). Qua đánh giá của CBQL và GV cho thấy các mức độ trung bình từ “thường xuyên” trở lên là 2.67- 2.78. Kết quả thực hiện cho thấy các mức độ trung bình từ khá trở lên là 2.98 – 3.11. Qua kết quả trên cho thấy các CBQL và các GV các trường đánh giá việc thực hiện tiêu chí này từ mức độ tốt trở lên với tỉ lệ % không cao (67.4% - 72%) và các giá trị trung bình đều đạt dưới mức độ tốt (2.67- 2.78) nên đa số GV cho rằng nhà trường chưa có biện pháp triệt để để xử lí các GV thực hiện sai PPCT dạy học. Do đó, nhà trường cần xem xét hơn nữa để thực hiện tốt tiêu chí này.

Đánh giá chung về công tác quản lí kế hoạch, chương trình giảng dạy cho thấy:

- Nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy

- Có cụ thể hoá thời lượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị.

- Quản lí được việc thực hiện PPCT, nội dung SGK của GV (thông qua sổ báo giảng, sổđầu bài và các báo cáo chuyên môn của PHT và các TTCM).

- Có cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị của Sở cũng như của Bộ GD&ĐT.

Như vậy các trường có xây dựng được kế hoạch hoạt động chuyên môn và triển khai hướng dẫn, tổ chức thực hiện. HT các trường đã chủ động và tích cực trong việc tổ chức cho các GV nắm vững chương trình, kế hoạch giảng dạy. Các GV đã thực hiện việc lập kế hoạch của năm học, học kì, tháng, tuần. Đồng thời các kế hoạch này đã được nhà trường duyệt, tổ chức theo dõi và thường xuyên kiểm tra giám sát. Đây là một công việc rất thiết thực cho các GV thực hiện tốt việc chuẩn bị cho công tác giảng dạy. Việc thực hiện đúng theo các kế hoạch đã đề ra giúp HT bao quát được hoạt động của các GV và xây dựng được thói quen, nề nếp cho tập thể làm việc nghiêm túc và có phương pháp. Muốn quản lí tốt chương trình, kế

hoạch dạy học, ngoài việc qui định các loại hồ sơ cần có của tổ chuyên môn và GV, thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra. Qua trao đổi với một số HT có kinh nghiệm trong quản lí nhà trường đã cho biết: công tác kiểm tra giúp cho người HT có được thông tin về các hoạt động của nhà trường, trong đó quản lí tốt chương trình, kế hoạch dạy học là quan trọng nhất, từ đó giúp HT xử lí được thông tin và điều chỉnh kế hoạch và biện pháp một cách kịp thời. Một kế hoạch của HT dù tốt mấy, nhưng thiếu sự kiểm tra thì kế hoạch đó sẽ không được thực thi một cách hiệu quả. Kiểm tra luôn gắn với nhận xét, đánh giá xếp loại mới có tác dụng động viên những GV làm tốt, đồng thời nhắc nhở những GV thực hiện chưa tốt. Song theo đánh giá thực tế việc quản lí chương trình, kế hoạch giảng dạy ởđây, HT các trường đã thực hiện nghiêm túc nhưng lại chưa có biện pháp cụ thể để xử lí GV thực hiện sai việc PPCT dạy học. Như vậy, kỉ cương vẫn còn lỏng lẻo, vẫn còn một vài trường hợp các GV đã không thự hiện đúng theo chương trình, kế hoạch (nhất là ở 2 trường bán công).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Cần Đước, Long An (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)