Ứng dụng mô hình GIS-GPS vào công tác điều hành hiện nay của Trung tâm điều hành xe buýt.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội. (Trang 90 - 94)

II- CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH KHÁC:

c. Ứng dụng mô hình GIS-GPS vào công tác điều hành hiện nay của Trung tâm điều hành xe buýt.

điều hành xe buýt.

Nguyên nhân.

Hiện nay, Trung tâm đánh giá hoạt động của xe buýt, tình hình vận chuyển hành khách hoành toàn dựa vào thông tin do các nhân viên chốt đầu cuối thu thập. Công tác này hoàn toàn được thực hiện một cách thủ công trên giấy tờ nên độ tin cậy của thông tin hoàn toàn phụ thuộc vào sự khách quan của nhân viên, dễ xảy ra hiện tượng mất mát thông tin.

Chất lượng phục vụ của xe buýt chưa được giám sát đầy đủ như hiện tượng bỏ bến, bỏ khách, chạy sai giờ, sai lộ trình. Công việc này chủ yếu phụ thuộc vào sự năng động của các nhân viên giám sát.

Chưa có hệ thống thông tin liên lạc giữa tài xế và Trung tâm để điều phối hoạt dộng của xe khi xảy ra các sự cố trên tuyến như tắc đường, tai nạn giao thông,...

Sơ đồ 3.1. Quy trình thu thập và xử lý số liệu của TTĐH. Mỗi xe có một sổ nhật trình chạy xe ghi:

- Ngày hoạt động. - Số xe.

- Tên lái xe.

- Tên nhân viên bán vé. - Nơi đi, nơi đến.

- Giờ đi và đến từng tuyến. - Số lượng vé bán ra. - Số chuyến hoạt động.

Nhân viên đầu cuối của Trung tâm:

- Kiểm tra hoạt động của xe.

- Ký xác nhận hoạt động của các chuyến trên tờ nhật trình của xe. - Làm báo cáo tổng hợp ngày và gửi về Trung tâm ngày hôm sau.

Trung tâm:

- Tập hợp các tờ nhật trình của xe. - Xử lý số liệu và lưu vào máy

- Đánh giá: Tổng số hành khách (theo từng loại vé), số chuyến thực hiện, thời gian hành trình của chuyến, tốc độ trung bình của xe.

- Xử lý vi phạm.

Với quy trình thu thập và xử lý số liệu đang còn thực hiện thủ công như vậy thì sẽ không tránh khỏi tình trạng sai sót trong quá trình quản lý xe hoạt động.

Mô hình đề xuất.

Sử dụng module di động gắn trên xe buýt gồm nhiều thành phần. Hình 3.12. Mô hình module di động

Các thiết bị, cảm biến thu thập dữ liệu, các thiết bị hiển thị cung cấp thông tin hay cảnh báo, thiết bị báo tin khẩn cấp và bộ tập trung dữ liệu (data logger) giao tiếp với Trung tâm điều hành. Các thiết bị cảm biến và định vị sẽ tự động lưu trữ thông tin và lưu ở bộ nhớ, bộ điều khiển tập trung dữ liệu sẽ truy xuất bộ nhớ khi nhận yêu cầu từ Trung tâm điều hành để gửi dữ liệu thu thập về Trung tâm hoặc hiển thị thông tin cho khách hàng hoặc gửi cảnh báo đến tài xế...

Hình 3.13. Thiết bị đặt trên xe buýt.

 Module di động đảm nhiệm các chức năng sau:

- Cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu từ Trung tâm điều hành bao gồm: vị trí của xe, tốc độ di chuyển, tình trạng hoạt động của lái xe và hành khách,... Thông tin này được phân thành hai nhóm.

+ Định vị xe buýt (sử dụng thiết bị GPS để xác định toạ độ vị trí, tốc độ di chuyển, hướng di chuyển theo thời gian thực).

+ Xác định trạng thái vận chuyển của xe (thông tin từ các cảm biến).

- Cung cấp thông tin cho khách hàng: lộ trình di chuyển của xe buýt, các điểm dừng, bến đỗ,...

- Gửi tín hiệu báo khẩn về Trung tâm trong các trường hợp sự cố cần giúp đỡ.

 Các thành phần của Module di động gồm:

- Bộ thu phát vô tuyến: trao đổi dữ liệu, âm thanh với Trung tâm, sử dụng mạng vô tuyến bộ đàm (radio trunking), hoạt động ở tần số UHF hoặc VHF.

- Thiết bị thu GPS: thường là các chip GPS receiver, có chức năng xử lý tín hiệu vệ tinh thu được qua anten, tính toán toạ độ định vị của máy thu. Đầu ra của chip GPS thường được tích hợp vào datalogger kết nối với thiết bị đầu cuối vô tuyến và được truyền về Trung tâm điều hành.

+ Quản lý tên lái xe, nhân viên bán vé. + Quản lý tốc độ chạy xe.

+ Quản lý các trường hợp xe chạy sai giờ, bỏ bến, chạy sai lộ trình,... + Quản lý tình trạng đống mở của xe, bật điều hoà.

Trong đồ án, phương án quản lý các phương tiện buýt bằng công nghệ GPS được đề xuất theo phương thức: Quản lý trực tuyến (online).

Quản lý theo phương thức trực tuyến nghĩa là giữa trung tâm điều hành buýt liên lạc trực tuyến, trao đổi dữ liệu với nhau. Để quản lý xe vận chuyển của xe buýt theo phương thức trực tuyến chúng ta cần phải có các phương tiện và hệ thống như sau:

 Tại trung tâm điều khiển.

• Màn hình hiện thị bản đồ số từng khu vực địa lý

• Máy chủ và các máy trạm tùy theo nhu cầu quản lý với hệ thống thông tin quản lý GIS (Geographic Information System) bằng phần mềm MapInfo.

 Tại xe buýt.

• Modul GPS.

• Thiết bị thu thập và truyền dữ liệu GPS thông qua phương thức SMS nhờ Modem GSM/GPRS. Các phương thức truyền dẫn ở đây thông qua mạng di động, các ID của từng xe buýt được thể hiện qua các ID của SMS nhận về . Các ID này là các sim điện thoại được kích hoạt.

 Quy trình quản lý xe buýt.

- Các xe buýt sẽ xuất phát từ gara, kích hoạt thiết bị thu thập GPS hoạt động.

- Trong suốt quá trình vận chuyển các dữ liệu GPS trên xe buýt được gửi liên tục về trung tâm theo phương thức nhắn tin SMS với tần suất gửi tin do chúng ta quy định (thường khoảng 15s một lần).

- Trung tâm nhận dữ liệu và hiển thị trên màn hình chỉ huy bằng hệ thống thông tin quản lý GIS. Khi cần trung tâm có thể yêu cầu 1 số thông tin từ xe buýt.

- Cập nhật các dữ liệu gửi về để lưu thành các file quản lý tại trung tâm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội. (Trang 90 - 94)