II- CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH KHÁC:
Chương 3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà
buýt cho Trung tâm điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà
Nội.
3.1. Mục đích của việc hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự ra đời nhiều ngành nghề, nhiều doanh nghiệp, trường học, các trung tâm vui chơi giải trí,... sẽ kéo theo nhu cầu đi lại ngày càng lớn của người dân. Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng việc đi lại đang phụ thuộc rất nhiều vào các phương tiện cá nhân mà chủ yếu là xe máy. Điều này một phần là do tâm lý của người dân thích sử dụng phương tiện cá nhân, đặc tính của đường phố Hà Nội nhỏ hẹp, giao cắt phức tạp, nhiều đoạn đường xe buýt không đi vào hoạt động được và hệ thống xe buýt chất lượng chưa cao nên chưa thu hút được hành khách. Từ thực tế ta thấy việc phụ thuộc vào phương tiện cá nhân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống, môi trường (tắc nghẽn giao thông, tai nạn, chi phí hoạt động, ô nhiễm tiếng ồn, khí thải...) hơn rất nhiều so với VTHKCC.
Do Thủ đô Hà Nội chưa có điều kiện áp dụng các hình thức VTHKCC hiện đại với sức chứa lớn, tốc độ cao như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao cho nên hình thức VTHKCC bằng xe buýt như hiện nay là phù hợp với điều kiện thực tế.
Tuy nhiên việc hoạt động của xe buýt hiện nay vẫn đang còn xảy ra một số bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, giảm lòng tin của người dân với xe buýt như xe chạy sai giờ, bỏ bến, chạy sai tuyến, thái độ phục vụ của nhân viên chưa cao, một số tuyến có lộ trình không hợp lý gây khó khăn cho người đi xe,.... Để giải quyết các vấn đề này chúng ta cần phải làm tốt hơn công tác quản lý điều hành. Đề tài đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác điều hành của Trung tâm điều hành xe buýt-Tổng công ty vận tải Hà Nội, nhằm nâng cao hơn chất lượng hoạt động của mạng lưới tuyến buýt mà Trung tâm quản lý.
3.2.1. Căn cứ khoa học.