Căn cứ lựa chọn phương tiện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt “Bến Phùng – CV.Thống Nhất”. (Trang 170 - 172)

- Đi học và đi làm trong khu vực nội,ngoại thành với thời gian và địa điểm đi, đến tương đối ổn định, thời gian xuất phát và quay về ổn định, tương ứng với thời gian làm việc của công

B Công ty CPTM vận tải & du lịch Đông Anh 15 900 1Transico601

3.2.3.2 Căn cứ lựa chọn phương tiện.

Mục đích:

a) Lựa chọn sơ bộ:

Để lựa chọn sơ bộ ta phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của từng loại phương tiện như:

Trọng tải thiết kế,công suất động cơ,vận tốc,gia tốc,thiết kế khung vỏ xe(chiều dài,chiều rộng,chiều cao),số cửa lên,mức độ tiện nghi.

+ Mục đích của việc lựa chọn loại xe buýt trên tuyến nhằm:

Đảm bảo chất lượng khai thác phương tiện phù hợp với điều kiện khai thác cụ thể,một mặt đảm bảo an toàn vận hành,nâng cao chất lượng phục vụ hành khách,mặt khác phát huy tối đa năng lực của xe và đạt hiệu quả cao nhất.

Chất lượng khai thác của xe là mức độ thích ứng của kết cấu phương tiện(tính năng,kỹ thuật trong các điều kiện khai thác cụ thể và được đánh giá bằng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác của xe buýt.

Điều kiện khai thác thông thường được phân thành 4 nhóm chủ yếu đó là:Điều kiện vận tải,điều kiện đường xá,điều kiện khí hậu và điều kiện tổ chức-kỹ thuật.

Sự phù hợp chất lượng khai thác phương tiện với điều kiện khai thác sẽ tạo khả năng để phương tiện phát huy tối đa năng lực và đạt hiệu sử dụng quả cao.

Bảng 3.8 :Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khai thác xe buýt.

Chất lượng khai thác xe buýt Chỉ tiêu đánh giá

1.Tính năng duy lượng

-Sửa chữa thiết kế

-Số chỗ ngồi tương ứng với kích thước bên ngoài -Số chỗ đứng

2.Tính thuận tiện trong sử dụng

a.Thuận tiện khi chạy

-Chấn động của xe

-Hệ số phân bố khối lượng đối với trục ngang qua trọng tâm -Tương quan khối lượng dưới nhip nâng

-Tương quan khoảng cách từ chỗ ngồi đến trục và trọng tâm xe.

b.Thuận tiện cho lái xe

-Số lần thao tác của lái xe -Lực lái sinh ra khi điều khiển.

-Chỗ ngồi của lái xe,tầm nhìn,khả năng chiếm sát tình trạng còi đèn

c.Thuận tiện cho hành khách

-Chỗ ngồi rộng rãi và thuận tiện -Hệ thống gió và sưởi ấm

-Có thiết bị chống bụi mưa,và ánh nắng mặt trời cho hành khách.

-Các thiết bị tăng tiện nghị sử dụng(đồng hồ...) -Số lượng và sự bố trí của xe,chiều cao bậc lên xuống

d.Tinh cơ động Bán kính quay vòng tối thiểu(m)

3.Tính năng tốc độ

-Tính năng động lực,tính năng gia tốc -Tốc độ lớn nhất

-Tốc độ kỹ thuật bình quân

4.Tính kinh tế nhiên liệu

-Loại nhiên liệu sử dụng

-Lượng tiêu hao nhiên liệu tối thiểu

-Đặc tính tiêu hao nhiên liệu khi chạy 1/100 km 5.Tính an toàn

a.Tính ổn định -Hệ số ổn định,hệ số chuyển hướng

-Hệ số phân phối khối lượng theo trục đứng

b.Tính năng phanh Quãng đường phanh(m)

6.Tính thích ứng với bảo dưỡng sửa chữa

-Số lần bảo dưỡng/1 vạn km xe chạy -Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật

-Giờ công bảo dưỡng kỹ thuật/1 vạn km xe chạy -Chi phí bảo dưỡng sửa chữa

7.Khả năng giảm mức độ ô nhiễm môi trường

-Lượng khí thải ra môi trường /1 phút

-Lượng oxit cácbon và dioxit cacbon(CO và CO2) trong 1m3

khí thải -Độ ồn -Rung động

Bảng 3.9 :Các kích thước hình học cơ bản của xe buýt chuẩn ở Hà Nội TT Các kích thước hình học cơ bản Đơn vị Buýt lớn tiêu chuẩn Buýt trung bình Mini buýt

1 Chiều dài tối đa mm 12000 9000 7000

2 Chiều rộng tối đa mm 2500 2500 2100

3 Chiều cao tối đa mm 3300 3200 3100

4 Chiều dài cơ sở tối đa mm 5400 5000 3500

5 Bán kính vòng quay tối thiểu mm 12800 8000 6700

6 Tỷ lệ sức chứa (HK)/ cửa đơn HK/ cửa 20:01 20:01 25:01

7 Số cửa đơn tối thiểu cửa 4 3 1

8 Chiều rộng cửa tối thiểu mm 1150 900 700

9 Chiều cao sàn xe tối đa mm 790 790 590

10 Số bậc lên xuống tối đa bậc 3 3 2

11 Chiều cao tối đa bậc thứ nhất

( Trước/ sau) mm 370/ 340 370/ 340 370

12 Chiều cao bậc thứ 2 (Trước/ sau) mm 220/ 240 220/ 240 220

13 Chiều cao bậc thứ ba (trước / sau) mm 200/ 210 200/ 210

14 Chiều cao lòng xe tối thiểu (trước/sau mm 2050/ 1860 2050/ 1860 1950/ 1650

15 Tỷ lệ ghế ngồi/ sức chứa tối đa % 40 40 60

16 Diện tích sàn xe tối thiểu / 1 HK m2 0,25 0,25 0,25

( Nguồn:PGS.TS Nguyễn Văn Thụ: Bài giảng công nghệ khai thác phương tiện vận tải đô thi)

Căn cứ vào các chỉ tiêu và điều kiện đường xá ban đầu ta đưa ra hai max xe có sức chứa trung bình phù hợp với tuyến để lựa chọn sơ bộ.

Bảng 3.10 :Mác xe lựa chọn Loại xe Kích thước(mm) Số chỗ ngồi Ghế lái Số chỗ đứng Tổng ghế xe(cả lái) Tiêu hao nhiên liệu/100 km Giá 1 xe Dài Rộng Cao Huyndai Aeaty 540 9500 2130 2720 21 1 23 45 30.0 45.000 Daewoo BS 090 8990 2490 3225 25 1 34 60 24 51.000

Ghi chú :Đối với xe BS 090,trường hợp nếu được Nhà nước miễn thuế nhập khẩu cho lô hàng thì giá bán được giảm đi 2.267 USD/1 chiếc

b) Lựa chọn chi tiết:

Khi lựa chon chi tiết ta phải căn cứ vào điều kiện cụ thể.Tùy theo mục đích mà ta lựa chọn xe theo các hàm mục tiêu khác nhau: Năng suất xe max,giá thành vận chuyển min,chi phí vận chuyển tính đổi min,lãi max ...

Bảng 3.11.Sức chứa của xe bus.

Công suất luồng hành khách trong 1 giờ (theo 1 hướng)

Sức chứa của xe (chỗ ) 200-1000 40 1000-1800 60 1800-2600 80 2600-3800 110 >3800 135

(Nguồn : Nhập môn Tổ chức vận tải trong thành phố - Bộ môn Vận tải đường bộ thành phố ) Theo HAMU lựa chọn sức chứa phương tiện căn cứ vào công suất luồng hành khách trong 1h theo 1 hướng: Do công suất luồng hành khách trên tuyến trong 1h cao điểm 1024 (HK/h) nằm trong khoảng 1000 – 1800 (HK/h). Theo HAMU ta nên chọn loại xe 60 chỗ.

Qua thời gian sử dụng ta thấy loại xe Daewoo BS090DL khá phù hợp với điều kiện đường xá ở Hà Nội, mặt khác chất lượng xe lại đảm bảo vì vậy ta có thể lấy mác xe Daewoo BS090DL để lựa chọn cho tuyến bus 63 (Phùng – CV.Thống Nhất).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt “Bến Phùng – CV.Thống Nhất”. (Trang 170 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w