1.3.1.Khái quát chung về quy hoạch GTVTĐT.
a) Khái niệm :
57
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Quy hoạch là 1 loại hoạt động kinh tế kỹ thuật có chức năng mô tả, bố trí sắp xếp toàn bộ các bộ phận cấu thành một hệ thống theo cơ cấu tối ưu và một trình tự phát triển hợp lý trong từng thời kỳ, thoả mãn mục tiêu phát triển chung của hệ thống, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn phát triển hệ thống.
Quy hoạch giao thông vận tải đô thị là việc tổ chức không gian mạng lưới giao thông đô thị cùng các công trình có liên quan, thích ứng với chủng loại phương tiện vận tải, phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu vận chuyển của đô thị trong một thời kỳ nhất định.
b) Mục đích,nguyên tắc và nội dung của quy hoạch GTVTĐT. + Mục đích :
Quy hoạch GTVTĐT nhằm mục đích:
58
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
- Về mạng lưới giao thông : phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sự giao lưu hợp lý trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển.
- Về vận tải, đặc biệt là vân tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, an toàn, thuận tiên. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phải tương xứng với quy mô của đô thị.
- Sự phát triển về tổ chức giao thông vận tải phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế xã hội, môi trường và góp phần giữ trật tự kỷ cương đô thị, làm giảm tối đa thiệt hại do tai nạn và ùn tắc giao thông.
+ Nguyên tắc :
59
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Phát triển giao thông vận tải phải đi trước một bước và ưu tiên phát triển cho thủ đô và các thành phố lớn đồng thời xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hệ thống,đồng bộ và liên hoàn.
- Mạng lưới GTVT đô thị phải đảm bảo tính hệ thống vì :
* Nhu cầu vận tải đô thị là rất đa dạng và phong phú nên một loại phương tiện giao thông không thể thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu đặt ra về GTVT của đô thị cho nên cần phải phát triển nhiều loại giao thông,loại phương tiện vận tải khác nhau và chúng tạo thành một hệ thống gồm nhiều loại phương tiện vận tải.
* Mỗi loại phương tiện vận tải (ôtô,tàu điện đường ray,tàu điện ngầm…) phù hợp với một loại công trình đường giao thông với các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.Chúng sẽ tạo thành một hệ thống mạng lưới đường giao thông của thành phố.
60
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
- Mạng lưới GTVT đô thị phải đảm bảo tính đồng bộ vì :
* Việc phát triển GTVT đô thị phải tiến hành đồng bộ các mạng lưới,các hạng mục công trình để có thể hoạt động đồng bộ ngay và để phát huy tối đa hiệu quả của cả hệ thống GTVT.
* Đảm bảo tính đồng bộ về các chính sách có lien quan tới GTVT (chính sách đầu tư,cơ chế quản lý,luật lệ giao thông…)
- Mạng lưới GTVT phải đảm bảo tính liên hoàn :Nghĩa là tính liên tục và thông suốt vì có như vậy mới có thể khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống GTVT,đảm bảo tiện lợi,nhanh chóng và an toàn giao thông.Yêu cầu này phải được quán triệt ngay khi lựa chọn và xây dựng mạng lưới GTVT,quy hoạch hệ thống các tuyến đường giao thông,các công trình phụ trợ,xác định công suất của các công trình.
61
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
+ Nội dung :
Bất kỳ một đô thị nào trên thế giới hiện nay cũng có kế hoạch phát triển của riêng mình trong tương lai. Điều này được thể hiện thông qua định hướng phát triển đô thị. Trong đó bao gồm định hướng phát triển của các nghành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, kiến trúc… và GTVT. Như vậy,muốn quy hoạch hệ thống GTVT đô thị trước hết chúng ta phải xuất phát từ định hướng phát triển GTVT của đô thị. Sau khi nghiên cứu định hướng phát triển nghành chúng ta sẽ tiến hành đi vào quy hoạch tổng thể hệ thống GTVT. Ở đây yêu cầu đối với quy hoạch tổng thể là tính đồng bộ thống nhất và hiệu quả.
Tính đồng bộ được hiểu là quy hoạch toàn diện song song về mọi mặt từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghành, mạng lưới đường, các phương thức vận tải cho đến phương thức phục vụ. Tính thống nhất được hiểu là việc quy hoạch được tiến hành sao cho không có sự chồng chéo chức
62
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
năng của các phương thức vận tải. Đảm bảo sự tương thích giữa vận tải và giao thông tạo ra sự liên hoàn nhằm cải thiện tình trạng ách tắc giao thông cũng như lãng phí trong GTĐT. Đối với tính hiệu quả của quy hoạch GTVT không những chúng ta chỉ xét riêng về măt kinh tế một cách đơn thuần mà còn phải xét đến các yếu tố xã hội, môi trường và văn hoá của cả đô thị. Nội dung của quy hoạch chi tiết gồm có 3 phần:
+ Quy hoạch giao thong đô thị bao gồm:
- Quy hoạch mạng lưới đường nhằm đảm bảo mức độ phục vụ như : Khả năng thông xe, vận tốc phương tiện.
- Thiết kế chi tiết như thiết kế nút giao thông, hệ thống đèn tín hiệu điều khiển.
- Quản lý giao thông trước tiên là kiện toàn tổ chức quản lý song song với việc đưa ra luật lệ và các quy định.
63
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
- Nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá các dự án.
Quy hoạch vận tải đô thị : - Quy hoạch về vận tải hàng hoá
- Quy hoạch về vận tải hành khách công cộng, quy hoạch về vận tải hành khách cá nhân.
Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh : Quy hoạch nhà ga, bến bãi, nhà chờ, quy hoạch hè đường
Tuỳ theo mục đích mà nội dung của quy hoạch GTVT đô thị có thể khác nhau nhưng xét về mặt tổng quát thì nội dung quy hoạch GTVT đô thị có thể mô phỏng theo hình sau :
64
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
NH H NG PH T TRI N
ĐỊ ƯỚ Á Ể
NGH NHÀ
Mạng lưới đường Quản lý giao thông
Vận tải HKCC VTHK cá nhân Vận tải hàng hoá Các cơ sở công trình phục vụ
Thiết kế nút giao thông
65
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
QUY HO CH T NG TH HẠ Ổ Ể ỆTH NG GTVT Ô THỐ Đ Ị